Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thiết kế mới hứa hẹn đột phá trong lịch sử hàng không

Sở hữu động cơ phản lực vượt trội, thiết kế khí động học độc đáo với tốc độ 6.400km/h, mẫu phi cơ các chuyên gia Anh vừa giới thiệu được ngợi ca là bước độ phát lớn nhất lịch sử hàng không dân dụng.

Thiết kế mới hứa hẹn đột phá trong lịch sử hàng không

Sở hữu động cơ phản lực vượt trội, thiết kế khí động học độc đáo với tốc độ 6.400km/h, mẫu phi cơ các chuyên gia Anh vừa giới thiệu được ngợi ca là bước độ phát lớn nhất lịch sử hàng không dân dụng.

Trước vụ tai nạn thảm khốc năm 2000, máy bay chở khác siêu thanh Concorde được coi là kỳ quan công nghệ hàng không dân dụng, với khả năng bay nhanh gấp đôi so với những mẫu phi cơ phản lực hiện đại nhất thời kỳ đó và cả ngày nay. Tính tới thời điểm hiện tại, Concorde vẫn là máy bay chở khách duy nhất có thể phá vỡ tường âm thanh để di chuyển với tốc độ siêu âm.

Mẫu máy bay chở khách siêu thanh mới hứa hẹn làm thay đổi lịch sử hàng không dân dụng.

Tuy nhiên, có thể Concorde sẽ chỉ còn là dĩ vãng nếu mẫu thiết kế của các chuyên gia Anh đạt được thành công và được đưa vào phổ dụng. Theo đó, mẫu thiết kế mới có thể bay từ London đến Sydney trong 5 giờ, với tốc độ tối đa có thể lên tới 6.400km/h. Đây là tốc độ di chuyển đáng mơ ước của bất kể loại phi cơ nào bởi quãng đường từ London tới Sydney lên tới 18,560km, đòi hỏi những chiếc Airbus A380 phải bay liên tục 22 tiếng để hoàn thành.

Được thiết kế bởi các kỹ sư tại Oxfordshire, động cơ Reaction được sử dụng cho loại máy bay mới có thể làm lạnh không khí từ 1.000 độ C xuống 150 độ C chỉ trong quãng thời gian bằng 1/6 lần thời gian chớp mắt. Điều này cho phép động cơ chạy an toàn ở công suất cao hơn nhiều mà không lo ngại sức nóng phá hủy phần vỏ bọc.

Sở hữu kiểu dáng độc đáo với 2 động cơ siêu khỏe giúp Lapcat có thể bay bay với vận tốc Mach 5.

Dựa vào lợi thế trên, các chuyên gia có thể tăng tối đa lực đẩy của động cơ, cho phép chúng đẩy máy bay di chuyển với tốc độ Mach 5 (tương đương 5 lần hệ thống âm thanh). Không chỉ giảm thời gian bay, toàn bộ thiết bị được biết đến với tên gọi Lapcat (bao gồm phần động cơ và thân máy bay) còn tạo ra một bước đột phá lớn trong ngành công nghiệp vận tải hành khách.

Trong khi các máy bay thông thường đạt đến độ cao 11km khi di thực hiện hành trình dài thì Lapcat có thể bay ở độ cao 29km với vận tốc 6.400km/h. Tuy nhiên, khoang chở hành khác được thiết kế đặc biệt nhằm cân bằng áp lực, giúp 300 hành khác ngồi bên trong không cảm thấy gì khác so với những chuyến bay thông thường. Dù vậy, chênh lệch áp suất quá lớn buộc chiếc máy bay không được thiết kế cửa sổ.

Skylon, mẫu tàu vũ trụ hứa hẹn tạo ra cuộc cách mạng chinh phục không gian.

Alan Bond, trưởng nhóm nghiên cứu chia sẻ: “Thời điểm chế tạo thành công động cơ sẽ là quãng thời gian đáng nhớ và đáng tự hào nhất trong cuộc đời mình. Các thí nghiệm cho thấy, đây là một bước đột phá lớn cho công nghệ chế tạo động cơ đẩy. Không chỉ mang tính đột phá, động cơ phản lực đẩy mới còn hứa hẹn làm nên cuộc cách mạng trong thế kỷ 21”.

Không chỉ dừng lại ở việc chế tạo máy bay chở khách siêu thanh, động cơ đẩy này cũng đang được phát triển để áp dụng cho Skylon, một loại máy bay sử dụng nhiều lần đáp ứng những chuyến du lịch vào khoảng không. Thậm chí, động cơ dùng cho Skylon còn mạnh hơn nhiều lần, với khả năng đạt Mach 25 khi nó rời khỏi bầu khí quyển trái đất để bay lên không gian.

Cấu tạo Skylon.

Cất cánh từ đường băng giống như máy bay phản lực thông thường, Skylon có thể được sử dụng để đưa vệ tinh vào quỹ đạo thấp của trái đất. Sau khi tiếp đất, chiếc máy bay có thể nhanh chóng lao mình vào một cuộc hành trình khác sau khi tiếp nhiên liệu và hoàn tất việc kiểm tra cần thiết.

Động cơ đốt cháy hydro làm nhiên liệu đẩy và tận dụng khí oxi ngay trong bầu khí quyển để hỗ trợ quá trình đốt. Khi bay vào không gian, khí oxi dự trữ trên máy bay mới được sử dụng nhằm đảm bảo tính kinh tế cho toàn bộ chuyến bay đồng thời giúp máy bay giảm đáng kể trọng lượng mang theo.

Phối cảnh Skylon tại sân bay.

Theo các chuyên gia, thị trường thăm dò không gian toàn cầu những năm tới sẽ lên tới hơn 250 tỷ USD/năm, tạo ra nguồn lợi nhuận khổng lồ cho những nhà khai thác. Chính vì lẽ đó, cuộc đua công nghệ thăm dò không gian tư nhân không chỉ nở rộ ở Anh mà còn mang tính toàn cầu, với lợi thế chắc chắn sẽ dành cho người đi đầu.

Video: Mô phỏng hoạt động của tàu vũ trụ Skylon.

Hồng Duy

Theo Infonet

Hồng Duy

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm