Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thiên Vương Tinh nhìn ngày càng lạ

Hai bức ảnh được chụp bởi Kính viễn vọng Hubble cho thấy sự thay đổi của Thiên Vương Tinh khi giao mùa.

Màu sắc của Thiên Vương Tinh nhạt dần theo thời gian. Ảnh: NASA.

Mất khoảng 84 năm trên Trái Đất để Thiên Vương Tinh hoàn thành một quỹ đạo quanh Mặt Trời, do đó, mỗi mùa cũng kéo dài rất lâu trên hành tinh này.

Tuy nhiên, do độ nghiêng trục quay cực lớn, lên đến 98 độ, khoảng thời gian giao mùa trên Thiên Vương Tinh cũng chứng kiến những thay đổi đáng kinh ngạc.

Những hình ảnh mới nhất về Thiên Vương Tinh do Hubble ghi lại là minh chứng về mức độ khắc nghiệt của thời tiết trên hành tinh băng.

Bức ảnh Thiên Vương Tinh đầu tiên của Hubble được chụp vào năm 2014 – 7 năm sau khi hành tinh này trải qua xuân phân ở bán cầu bắc. Trong ảnh, Thiên Vương Tinh có màu xanh lam nhạt, cho thấy nơi đây đang xảy ra nhiều cơn bão với các đám mây tinh thể băng metan xuất hiện ở bán cầu bắc.

thien vuong tinh,  hubble anh 1

Sự thay đổi của Thiên Vương Tinh qua 2 bức ảnh do Kính viễn vọng Hubble chụp. Ảnh: NASA.

Trong bức ảnh mới nhất về Thiên Vương Tinh do Hubble chụp vào năm 2022, hành tinh băng có một đám mây lớn màu nhạt trên một phần bán cầu bắc. Các nhà nghiên cứu cho biết đó là một đám mây quang hóa dày đặc, chỉ xuất hiện ở cực bắc của hành tinh. Một số cơn bão cũng có thể được nhìn thấy dọc theo khu vực này.

Cũng như nhiều hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời, Thiên Vương Tinh ẩn chứa nhiều điều đang chờ chúng ta khám phá. Tuy những hình ảnh của Hubble đã cung cấp một số dữ liệu, nhưng vẫn cần phải đưa tàu vũ trụ vào bầu khí quyển mới có thể hiểu rõ hoạt động của Thiên Vương Tinh. Đó là lý do nhiều nhà thiên văn học đã kêu gọi NASA gửi tàu thăm dò tới hành tinh này.

Thiên Vương tinh thuộc nhóm hành tinh băng khổng lồ, là hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt Trời có độ nghiêng trục quay lên đến 98 độ. Thiên Vương Tinh cũng có hệ thống vành đai và hơn 20 vệ tinh cùng xoay theo trục “kỳ dị” của nó.

Giải thích về sự khác biệt này, theo báo cáo được công bố vào năm 2020 của Viện Khoa học Sự sống – Trái đất (ELSI) thuộc Viện Công nghệ Tokyo, Thiên Vương Tinh rất có thể đã va chạm với một hành tinh băng có kích thước nhỏ hơn vào nhiều tỉ năm trước, khiến trục quay của nó bị “lật ngang”.

Bên cạnh đó, hành tinh băng cũng để lại nhiều vệ tinh sau vụ va chạm khi xưa, đồng thời đẩy nhanh tốc độ tự quay quanh trục của nó, đó là lý do tại sao một ngày trên hành tinh thứ 7 của Hệ Mặt Trời chỉ kéo dài 17 giờ.

Những bí ẩn từ vũ trụ chưa có lời giải

Những hiện tượng kỳ lạ ở Tungusko, Siberia (Nga), nhiệt độ tại các cực của Mặt Trời không bằng nhau, độ nghiêng của Thiên Vương tinh… đến nay vẫn là những bí ẩn chưa có lời giải.

Những câu hỏi lớn - Vũ trụ

Sách đề cập đến những vấn đề cơ bản trong khoa học tự nhiên, dưới hình thức thảo luận 20 câu hỏi về thiên văn và vũ trụ như: Vũ trụ là gì? Vũ trụ rộng lớn thế nào? Vì sao các hành tinh luôn bay theo quỹ đạo?...

Kim Yên

Bình luận

Bạn có thể quan tâm