Vào ngày 23/2/1950, các nhà thiên văn phát hiện một thiên thạch có chiều rộng khoảng 1.000 - 1.200 m trong Thái Dương Hệ. Nó di chuyển với vận tốc khoảng 15 km/h. Họ gọi nó là 1950 DA.
Hình minh họa cảnh tượng thiên thạch đâm trúng trái đất. Ảnh: Corbis. |
Theo tính toán của của các nhà khoa học thuộc NASA, với quỹ đạo hiện nay, 1950 DA có thể đâm trúng trái đất vào ngày 16/3/2880. Nếu sự kiện đó xảy ra, thiên thạch sẽ lao xuống Đại Tây Dương với tốc độ hơn 60.000 km/h, tạo nên sức công phá tương đương 44.880 triệu tấn thuốc nổ TNT, Daily Mail đưa tin.
Tuy nhiên, các nhà khoa học nói rằng chúng ta không nên lo lắng, bởi xác suất thiên thạch va chạm với địa cầu chỉ là 0,3%. Nếu khả năng đâm trúng trái đất cao hơn, con người vẫn còn hơn 8 thế kỷ để nghĩ cách ngăn chặn thảm họa. Chẳng hạn, chúng ta có thể bắn một lượng vật chất lớn lên bề mặt 1950 DA để thay đổi quỹ đạo bay của nó, khiến nó không thể đâm trúng địa cầu. Ngoài ra, chúng ta còn có thể lắp các tấm gương lớn trên thiên thạch để ánh sáng mặt trời đẩy nó ra khỏi quỹ đạo hiện nay.
Hiện nay NASA đang theo dõi khoảng 1.400 thiên thạch có khả năng gây họa cho địa cầu. Chúng có đường kính từ 140 m trở lên và có thể bay cách trái đất từ 7,5 triệu km trở xuống. Để tăng độ chính xác trong hoạt động theo dõi thiên thạch, các kỹ sư của NASA đang chế tạo một loại kính thiên văn hồng ngoại mới. Nếu kính này hoạt động bên ngoài trái đất, nó có thể phát hiện và theo dõi mọi vật thể gần trái đất. Nó sẽ không phải đối mặt với những chướng ngại vật mà các kính thiên văn trên mặt đất thường gặp - như mây hay ánh sáng mặt trời vào ban ngày.