Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thiên hà sáng rực rỡ như pháo hoa trong vũ trụ

Cách địa cầu khoảng 23 triệu năm ánh sáng, một thiên hà xoắn ốc đang quay như chong chóng trong vũ trụ, tạo nên cảnh tượng giống như pháo hoa.


Mới đây, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) công bố một loạt ảnh về cấu tạo và ánh sáng rực rỡ như pháo hoa của thiên hà NGC 4258.

NGC 4258 (tên khác là Messier 106 hoặc M 106) thuộc chòm sao Lạp Khuyển. Hai cánh tay xoắn của nó hướng về tâm và không nằm cùng mặt phẳng với thiên hà.


Vật chất xung quanh NGC 4258 chủ yếu là khí, bụi và các ngôi sao. Chúng liên kết với nhau nhờ lực hấp dẫn và tạo thành các xoáy quay xung quanh một tâm. Theo các nhà nhiên cứu, một lỗ đen siêu lớn nằm ở trung tâm thiên hà đã khuấy đảo năng lượng của các ngôi sao xung quanh khiến chúng biến thành hàng chục triệu "mặt trời tí hon" và phát ra ánh sáng rực rỡ.

Các nhà thiên văn cho biết, chất khí trong thiên hà sẽ cạn kiệt trong vòng 300 triệu năm tới. Khi đó, NGC 4528 có thể tạo ra số lượng sao mới gấp khoảng 10 lần lượng sao trong dải Ngân Hà. Nhiều nhà khoa học tin rằng, thông qua việc nghiên cứu thiên hà NGC 4258, họ sẽ hiểu thêm về bản chất lỗ đen và vòng đời của các thiên hà trong vũ trụ.

http://rt.com/news/170232-fireworks-nearby-galaxy-ngc4258/

Tống Hoa

Ảnh: NASA

Bạn có thể quan tâm