Theo một nghiên cứu của Saint-Gobain Việt Nam và Meinhardt, thay thế tường gạch bằng tường thạch cao cho công trình tòa nhà cao tầng có thể tiết kiệm 7% tổng chi phí nếu sử dụng tường thạch cao đồng bộ cho cả công trình.
Lực đẩy từ chính sách và dư địa ngành
Theo thông tư 13/2017/TT-BXD, các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên không phân biệt nguồn vốn ở TP.HCM và Hà Nội phải sử dụng tối thiểu 80% vật liệu không nung, tăng đến 30% so với quy định hiện hành. Chính sách này đã phần nào tạo lực đẩy lớn cho xu hướng sử dụng vật liệu nhẹ, điển hình là thạch cao trong xây dựng tại Việt Nam.
Mặt khác theo đánh giá từ các chuyên gia địa ốc, dư địa phát triển của thị trường bất động sản vẫn còn cao, tạo nhu cầu cho nhóm vật liệu này là rất lớn. Theo báo cáo năm 2017của Bộ Xây dựng, tổng giá trị sản xuất trong xây dựng Việt Nam trong nửa đầu năm 2017 đã đạt hơn 506.600 tỷ đồng, ước tính đến hết năm sẽ vượt con số 1,1 triệu tỷ đồng. Riêng tổng diện tích nhà ở toàn quốc dự kiến đạt 23,4 m2 sàn/người trong năm 2017, tăng 0,6 m2 sàn/người so với năm 2016, tăng thêm khoảng 57 triệu m2 sàn nhà ở so với dân số 95 triệu người. Con số này sẽ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo.
Ước tính trong năm 2017, thị trường đã sử dụng hơn 100 triệu m2 tấm thạch cao các loại. |
Bên cạnh lợi thế từ chính sách, sự quan tâm đến giải pháp tường thạch cao còn đến từ ưu điểm của nhóm vật liệu nhẹ này. Ở các công trình thương mại như khách sạn cao cấp, tòa nhà thương mại, văn phòng, hầu hết chủ đầu tư đều chọn thạch cao là vật liệu chính cho trần và tường của công trình. Do đặc thù nhóm công trình này đòi hỏi tính năng cách âm, tiêu âm, chống cháy cao, thân thiện môi trường…, trong khi vật liệu gạch nung truyền thống gần như khó đáp ứng được.
Theo một nghiên cứu của Saint-Gobain Việt Nam và Meinhardt, thay thế tường gạch bằng tường thạch cao cho công trình tòa nhà cao tầng có thể tiết kiệm 7% tổng chi phí nếu sử dụng tường thạch cao đồng bộ cho cả công trình.
Theo bà Nguyễn Thị Hồng Ngọc - Giám đốc Tiếp thị toàn quốc Vĩnh Tường-Gyproc, ước tính trong năm 2017, thị trường đã sử dụng hơn 100 triệu m2 tấm thạch cao các loại, trong đó hơn 90% được sử dụng làm trần thạch cao, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giải pháp trần tường thạch cao tại Việt Nam
Nổi bật trong số các doanh nghiệp cung cấp giải pháp trần, tường thạch cao là Vĩnh Tường- Gyproc, thành viên tập đoàn vật liệu xây dựng hàng đầu thế giới Saint-Gobain. Tại Việt Nam, có rất nhiều dự án khách sạn, khu căn hộ cao cấp đã sử dụng sản phẩm của Vĩnh Tường - Gyproc như Kumho Asiana, Star-Tower, VinPearl Phú Quốc, tòa nhà VTV… cùng khá nhiều công trình nổi tiếng trong khu vực như tòa tháp 101 tầng Đài Bắc, sòng bạc Macau…
Khách sạn ibis Saigon Airport là một trong những công trình sử dụng giải pháp trần tường thạch cao từ Vĩnh Tường - Gyproc. |
Gần đây nhất, khách sạn ibis Saigon Airport - thành viên thuộc Tập đoàn Accor nổi tiếng khắt khe về các quy chuẩn trong xây dựng - cũng chọn giải pháp của Vĩnh Tường - Gyproc. Dự án sử dụng tổng diện tích trần và tường thạch cao 40.000 m2 với giải pháp tường chống cháy 60 phút cách âm 56 dB.
Sự thành công của Vĩnh Tường - Gyproc đến từ hai yếu tố. Thứ nhất là giải pháp đồng bộ, đạt tiêu chuẩn quốc tế được kiểm nghiệm hệ thống tại châu Âu mà vẫn đảm bảo các yêu cầu xây dựng tại Việt Nam. Riêng thị trường Việt Nam, Vĩnh Tường - Gyproc cung cấp hơn 50 lựa chọn giải pháp trần tường thạch cao, từ các khu vực cần cách âm tốt như phòng giải trí, rạp chiếu phim cho đến các khu vực thường xuyên chịu ẩm ướt như phòng tắm, nhà bếp.
Yếu tố thứ hai đến từ việc đặt khách hàng vào vị trí trung tâm. Công ty đầu tư đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn giỏi tại Việt Nam, liên kết chặt chẽ với đội ngũ kỹ thuật của tập đoàn Saint-Gobain toàn cầu để hỗ trợ các vấn đề của khách hàng ngay từ khâu thiết kế đến bước hoàn thiện.