Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Thị thành ký' và những 
câu chuyện bi hài

Chỉ một vài tuần sau khi ra mắt độc giả cuốn sách "Gã Tây kia sao lấy được vợ Việt", mới đây nhà văn Di Li tiếp tục ra mắt độc giả cuốn tản văn "Thị thành ký"

Thị thành ký gồm 28 tản văn, là những câu chuyện ngắn được tác giả chứng kiến, nghe kể lại hoặc cảm nhận, như những lát cắt phản ánh nhiều chiều cuộc sống đô thị và tâm lý thị dân thời hiện đại. Đó là những câu chuyện vừa bi, vừa hài về tính cách người Việt như thích chê vùi dập, thích khen bốc giời, nghiện mua sắm, chỉ coi trọng “cửa trước” mà coi thường “cửa sau”...

Chỉ trong một thời gian ngắn, nhà văn Di Li liên tiếp cho ra mắt độc giả nhiều cuốn sách mới - Ảnh: V.V.Tuân

Nói về tâm lý “đam mê mua sắm” của nhiều người Việt, Di Li nhẹ nhàng dẫn ra câu nói của nhiều người nước ngoài từng nói với chị: “Người Việt Nam có một niềm đam mê mua sắm kỳ lạ”, và niềm đam mê ấy không chỉ của riêng phụ nữ mà còn cả với “cánh đàn ông”, “bà bác già nua”... “Họ mua những gì? Thập cẩm. Từ những vật đắt tiền như cái nồi, cái chậu. Từ những vật nhỏ xíu như thỏi son, thẻ nhớ cho đến những thứ khổng lồ như tivi, đệm giường, quạt cây” (Người Việt mua sắm, người Tàu bội thu).

Di Li rất hài hước khi nói về “tập quán dùng chung cho vui” rằng: “Thậm chí khi đi vệ sinh (chứ không phải đi xem phim hay ăn tiệc), người Việt cũng có thói quen rủ nhau cùng đi cho vui. Có người nếu không rủ được ai đi cùng thì đành đoạn cố nhịn chứ nhất định không chịu đi một mình”.

Câu chuyện Văn hóa... “đầu ra” ở Việt Nam đã được nhiều nhà văn, nhà báo lên tiếng phản ánh. Còn Di Li dẫn chứng một câu chuyện nhân văn từ những nhà vệ sinh: “Ở nhiều nước, bao gồm cả Trung Quốc, hầu hết các nhà vệ sinh công cộng đều có buồng riêng dành cho người tàn tật và cho phụ nữ có con nhỏ. Buồng này rộng hơn và có giá đỡ cho bà mẹ dùng để thay tã cho em bé. Thậm chí, một nhà hàng tư nhân nhỏ xíu ở Paris, chủ là người Việt Nam, song toilet cũng có buồng riêng với dấu hiệu xe lăn trên cánh cửa”.

Ngoài cuốn tản văn mới này, mới đây cuốn sách Cocktail của Di Li bao gồm 18 truyện ngắn cũng đã được nhà thơ Dick Gebuys dịch sang tiếng Hà Lan (Liên Việt & NXB Thế Giới ấn hành). Đây là cuốn sách đầu tiên của một tác giả trẻ Việt Nam được dịch sang tiếng Hà Lan.

http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/van-hoc-sach/20150731/thi-thanh-ky-va-nhung-cau-chuyen-bi-hai/785871.html

Theo V.V.Tuân/Tuổi trẻ

Bạn có thể quan tâm