Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

BRANDVOICE

Theo đuổi triết lý này 50 năm, Samsung ghi tên vào lịch sử ngành TV

Năm 1969 là cột mốc đáng nhớ trong lịch sử ngành công nghiệp TV, khi 720 triệu người thông qua truyền hình chứng kiến tàu Apllo 11 đưa con người lần đầu đặt chân lên Mặt trăng.

Samsung anh 1Samsung anh 2

Năm 1969 là cột mốc đáng nhớ trong lịch sử ngành công nghiệp TV, khi 720 triệu người thông qua truyền hình chứng kiến tàu Apollo 11 đưa con người lần đầu đặt chân lên Mặt trăng.

Sự kiện Apollo 11 không chỉ là thành tựu đối với ngành khoa học vũ trụ mà còn cho thấy vai trò của TV trong xã hội hiện đại. Với thiết bị vô tuyến nhỏ ngay trong nhà mình, người dùng toàn cầu có thể cùng chứng kiến những sự kiện lịch sử quan trọng của nhân loại. Kể từ năm đó, ngành công nghiệp TV chuyển mình, đồng thời đánh dấu sự xuất hiện của một thương hiệu có hành trình phát triển đáng nể mang tên Samsung.

Samsung anh 3

Khi lịch sử ngành TV đã trải qua gần 50 năm, đến năm 1969 Samsung mới bắt đầu tham gia cuộc chơi. Dù “sinh sau đẻ muộn” nhưng chỉ trong một năm, chiếc TV đầu tiên của hãng điện tử Hàn Quốc có tên P-3202, hiển thị 2 màu đen trắng, với kích thước 12 inch, đã được tạo nên từ một nhà xưởng nhỏ với 45 nhân sự.

Những tưởng sự khởi đầu ấy không mấy ngọt ngào, khi làn sóng của Thế chiến thứ hai mang những chiếc TV màu từ Mỹ và châu Âu xâm chiếm thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, Samsung khiến thị trường bất ngờ khi trong 6 năm, 1 triệu chiếc P-3202 được bán ra. Hai năm tiếp đó, con số ấy lên đến 4 triệu. Samsung từ một người xuất phát sau đã cán đích với thành tích bán được nhiều TV đen trắng nhất lịch sử.

Samsung anh 4

Chiếc lược của Samsung tỏ ra hợp lý. Từ khi bắt đầu, Samsung đã chọn con đường riêng để chinh phục thị trường, mà hãng gọi tên là sự thấu hiểu người dùng. Samsung đặt người dùng ở vị trí trung tâm của mọi sự thay đổi, phát triển, và chính triết lý ấy đã tạo nên chiếc “kim bài miễn tử” cho thương hiệu mới trong bối cảnh nhiều gã khổng lồ đã rời bỏ cuộc chơi khắc nghiệt.

Samsung lý giải vào thập niên 70, thị trường Hàn Quốc vẫn còn quá xa lạ với những chiếc TV màu của phương Tây, các chương trình truyền hình cũng hiếm hoi ở xứ kim chi. Do đó, việc tạo nên chiếc TV đúng thời điểm, có giá cả phù hợp và phục vụ đúng nhu cầu của người dùng tại thị trường Hàn Quốc lúc bấy giờ là chìa khóa tạo nên thành công của hãng. Bài học thấu hiểu thị trường, tạo nên sản phẩm phù hợp với người dùng, mang tính thực tế về sau càng được thể hiện rõ nét trong từng chiến lược lớn nhỏ của hãng công nghệ này.

Đến năm 1977, Samsung mở rộng phạm vi kinh doanh ra toàn châu Á, đánh dấu sự tăng tốc, quyết tâm của thương hiệu. 5 năm sau chuyến xuất khẩu đầu tiên, Samsung đã xuất xưởng 1 triệu TV màu và 10 triệu TV đen trắng cho thị trường toàn cầu.

Samsung anh 5

Năm 1987, Samsung Advanced Institute of Technology ra đời tại Suwon, Hàn Quốc với mục tiêu tập trung mọi nguồn lực vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm với công nghệ tiên tiến nhất. Samsung không chỉ muốn bắt kịp thời đại mà còn phải trở thành người dẫn đầu.

Đó là một bước đi thử nghiệm liều lĩnh nhưng hợp lý của Samsung. Cuối thập niên 80, kinh tế Hàn Quốc khá dần lên, người dùng muốn trải nghiệm nhiều hơn một chiếc TV trắng đen. Nắm bắt yêu cầu của thời đại này, Samsung nhanh chóng tiến vào giai đoạn sản xuất màn hình LCD, hiển thị màu với chất lượng tươi sáng, sắc nét hơn.

Cuối thập niên 90, Samsung tạo ra chiếc TV LCD màn hình 30 inch, lớn nhất thế giới. Thời điểm này, các đối thủ vẫn còn loay hoay với bài toán sử dụng công nghệ Plasma hay LCD, Samsung đã hoàn thành tiến trình phát triển dòng TV mới, đặt nền tảng cho các mẫu màn hình phẳng từ năm 1998. Quyết định táo bạo đã đưa Samsung lên vị trí dẫn dầu ngành hàng. Việc chuyển hướng đúng thời điểm và đầu tư đúng cách đã đặt Samsung lên một sân khấu mới.

Chỉ trong vài năm, từ những màn hình TFT-LCD to nặng, Samsung tạo ra được những chiếc màn hình phẳng với chất lượng hình ảnh, độ nét vượt trội. Đồng thời, kích thước màn hình cũng mở rộng đáng kể.

Samsung anh 6

Họ cho ra đời dòng TV màn hình phẳng Plasma đầu tiên và nhu cầu tấm nền này phát triển nóng ngay sau đó. Công nghệ màn hình phẳng là một bước tiến lớn của Samsung, khi hạn chế tình trạng bị phản sáng trên màn hình, đồng thời tối ưu chất lượng ảnh. TV từ chỗ phải đặt cố định ở một góc tránh sáng, giờ có thể được đặt khắp nơi tùy theo ý thích của chủ nhân mà không lo ảnh hưởng trải nghiệm.

Đầu những năm 2000, công nghệ LCD với nhiều ưu điểm về giá và kích thước nhưng việc đưa vào sử dụng thực tế còn nhiều hạn chế. Đến khi Samsung tung ra Bordeaux R7 với một màn hình LCD hoàn toàn mới, thị trường mới thực sự được khai phá. Trong khi đó, người dùng được hưởng những chiếc TV mỏng, nhẹ nhưng vẫn rõ nét. Năm 2006, thị trường toàn cầu tiêu thụ 3 triệu chiếc R7. Công nghệ Touch of Color - “viên pha lê” của năm 2008 tiếp tục là một thành công của Samsung. 

Những năm sau đó, Samsung cũng trở thành thương hiệu của những lần đầu tiên với TV LCD mỏng nhất thế giới vào năm 2009, TV UHD lớn nhất thế giới với 110 inch, TV màn hình cong lớn nhất thế giới với 105 inch, TV 3D Full HD đầu tiên trên thế giới. Khi những kỷ lục bị phá vỡ cũng là lúc các tiêu chuẩn mới của TV được thiết lập mà người dẫn đầu chính là Samsung.

Ở mỗi giai đoạn, Samsung luôn tiến lên với tinh thần của một startup, sẵn sàng đánh cược với sáng tạo và áp dụng những công nghệ mới. Sự sáng tạo mỗi thời mỗi khác, nhưng triết lý phát triển và ứng dụng công nghệ để phục vụ người dùng luôn là sợi chỉ đỏ để dẫn dắt chiến lược của Samsung. Người dùng của hãng dường như chưa bao giờ phải hy sinh công năng với thiết kế, mức giá và sự sang trọng. TV Samsung là sự hòa hợp giữa những yếu tố ấy, mang đến trải nghiệm ngày một tốt hơn cho người dùng.

Samsung anh 7

Năm 2010 là thời điểm Internet thay đổi cách người dùng theo dõi TV và phim ảnh. Netflix bùng nổ với hơn 11,1 triệu người dùng, tăng 145% so với năm 2009. Hulu cạnh tranh với hàng loạt bộ phim “full-seasons” độc quyền. YouTube hay Vimeo cũng mang mạng xã hội video phổ biến trên toàn cầu.

Lúc này, sự thay đổi trong nhu cầu xem video của người dùng đưa ngành TV tiến tới bước ngoặt mới: TV phải kết nối Internet, tích hợp nhiều ứng dụng và khả năng trình chiếu cần được nâng cấp. Việc kết nối với smartphone, tablet cũng là yêu cầu bắt buộc, khiến các nhà sản xuất phải đẩy mạnh dòng Smart TV. 

Samsung anh 8

Quyết định của Samsung thời điểm đó là ra mắt nền tảng Tizen OS, tung ra Samsung Apps, phát triển dòng QLED để tối ưu kích thước, giá tiền, lượng tiêu thụ điện năng thay vì OLED vốn đang là thị hiếu trên thị trường. Samsung lý giải, đây là những quyết định nền tảng để hãng chủ động phát triển những ứng dụng, tính năng nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng với dòng TV mới.

Năm ngoái, Samsung tung ra TV QLED 2018, tiêu biểu với chiếc TV QLED Q6F được trang bị công nghệ AI để phân tích và dự đoán trước hình ảnh, tăng tốc độ xử lý lên 64 lần. Tính năng này giúp Q6F có thể biến đổi nội dung độ phân giải thấp sang 4K chỉ trong 5 bước.

Trong khi thế giới vẫn còn bỡ ngỡ với độ phân giải 8K, Samsung tiếp tục vượt qua giới hạn của chính mình khi tung ra loạt TV QLED Q900R tại CES 2019. TV QLED Q900R độ phân giải 8K có kích thước lớn nhất lên tới 98 inch. Những tưởng đây chỉ là một bản concept, nhưng Samsung lập tức tuyên bố thương mại hóa chiếc TV của những kỷ lục này.

Bên cạnh chip xử lý Quantum Dot 8K, mẫu TV này tiếp tục sử dụng AI Upscaling để nâng cấp chất lượng hình ảnh từ mọi nguồn phát lên tương đương chuẩn 8K. Với 33 triệu điểm ảnh, gấp 4 lần TV 4K, 16 lần TV Full HD, thiết bị này đảm bảo độ sắc nét cho mọi loại nội dung, từ phim ảnh, thể thao, ca nhạc...

Samsung anh 9

Samsung cũng hiểu rằng một chiếc TV có thể hiển thị như thật không chỉ phụ thuộc độ phân giải khủng. Do đó, hãng tích hợp vào những chiếc TV QLED của mình dải tương phản động mở rộng HDR 10+, cùng khả năng tái hiện 100% dung lượng màu sắc thật.

Nhờ những nâng cấp, tích hợp công nghệ dựa trên nghiên cứu nhu cầu thực tế của người dùng, TV QLED của Samsung loại bỏ những phiền toái gây hạn chế trải nghiệm như hình ảnh răng cưa khi xem trên TV màn hình lớn, dải màu sắc thiếu chân thực và nguồn phát nghèo nàn. TV QLED 8K của Samsung ra đời và người dùng không còn phải băn khoăn về bài toán “quả trứng con gà” trước đó về độ phân giải TV - chất lượng nguồn phát, sự thiếu tương hỗ giữa phần cứng - phần mềm, khiến việc đầu tư TV cao cấp từng bị xem là một sự lãng phí.

Điều mà Samsung mang đến cho người dùng thông qua chiếc TV QLED là trải nghiệm hình ảnh sắc nét, sự thư giãn của mắt và não khi không phải điều tiết nhiều trông quá trình xem TV, trải nghiệm tốt hơn với kho video chất lượng cao…

Video - TV Samsung trải qua 145 bài 'thử lửa' mới về đến nhà bạn TV Samsung trước khi được xuất xưởng, đến tay người dùng phải vượt qua 145 bước kiểm tra nghiêm ngặt đạt tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, độ bền.

Lịch sử TV đã trải qua hơn 100 năm, và trong suốt 50 năm gần đây, Samsung là thương hiệu của những kỷ lục. Theo số liệu của IHS Markit vào tháng 11/2018, Samsung chiếm tới 28,4% thị phần TV trong quý III/2018, vượt xa đối thủ tiếp theo với 15,4% thị phần.

Từ một cái tên “sinh sau đẻ muộn”, hãng công nghệ Hàn Quốc trở thành gã khổng lồ dẫn dắt thị trường. Không đắm chìm trong những không gian có sẵn và chật chội, Samsung chọn cách kiến tạo đường đua mới dựa trên triết lý đặt người dùng ở vị trí trung tâm, thấu hiểu nhu cầu của họ và tạo nên những cú chuyển mình mang tính lịch sử. Có thể nói, đó chính là triết lý quan trọng nhất giúp Samsung nắm được chìa khóa để bứt phá và phát triển bền vững trong suốt nửa thế kỷ qua.

Kỳ Sơn - Giang Phan Ninh

Đồ họa: Vinh Phạm

Bạn có thể quan tâm