Tổng cục Thống kê cho biết trong tháng 7, cả nước có 8.740 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký gần 122.800 tỷ đồng, giảm 22,8% về số doanh nghiệp và giảm 25,3% về vốn đăng ký so với tháng trước.
Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 14 tỷ đồng, giảm 3,3% so với tháng trước và giảm 22,5% so với cùng kỳ năm trước.
Trong tháng, có 4.947 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 1,6% so với tháng trước và tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước; 4.527 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 17,1% và tăng 34,3%; 3.932 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 24,9% và tăng 28,2%; 1.442 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 24,9% và giảm 4,1%.
SỐ DOANH NGHIỆP PHẢI RÚT LUI KHỎI THỊ TRƯỜNG MỖI THÁNG | ||||||||
Nhãn | Tháng 1 | Tháng 2 | Tháng 3 | Tháng 4 | Tháng 5 | Tháng 6 | Tháng 7 | |
Doanh nghiệp phải đóng cửa | doanh nghiệp | 25752 | 7699 | 7279 | 11747 | 8913 | 11024 | 9901 |
Tính chung 7 tháng đầu năm, tổng cộng đã có 75.800 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 1,07 triệu tỷ đồng, tăng 0,8% về số doanh nghiệp và tăng 13,8% về vốn đăng ký so với cùng kỳ. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 14,1 tỷ đồng, tăng 12,9%.
“Tình hình dịch Covid-19 lần thứ tư diễn biến phức tạp, số ca nhiễm bởi biến chủng mới ngày càng tăng và thực hiện giãn cách xã hội ở 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo Chỉ thị 16 đã ảnh hưởng đến đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp trong tháng 7 và 7 tháng năm 2021”, cơ quan thống kê nhận định.
Bên cạnh đó, còn có 29.600 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 7 tháng năm 2021 là 105.400 doanh nghiệp.
Theo khu vực kinh tế, trong 7 tháng năm nay có 1.263 doanh nghiệp thành lập mới thuộc khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, giảm 7,9% so với cùng kỳ năm 2020; gần 20.600 doanh nghiệp thuộc khu vực công nghiệp và xây dựng, giảm 6,6%; 54.000 doanh nghiệp thuộc khu vực dịch vụ, tăng 4,1%.
Một số lĩnh vực hoạt động có số doanh nghiệp thành lập mới tăng gồm kinh doanh bất động sản (tăng 33,8% so với cùng kỳ năm trước); vận tải kho bãi tăng 15,6%; thông tin và truyền thông tăng 12,4%; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 11,9%; khai khoáng tăng 6,5%; giáo dục và đào tạo tăng 5,8%; tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 5,4%.
Cũng trong 7 tháng năm nay, có gần 79.700 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 25,5% so với cùng kỳ. Trong đó, gần 40.300 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 23%; 28.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 28,6%; 11.400 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 27,4%.
Doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ôtô, xe máy có 4.220 doanh nghiệp; công nghiệp chế biến, chế tạo có 1.325 doanh nghiệp; xây dựng có 1.006 doanh nghiệp; khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác có 689 doanh nghiệp; dịch vụ lưu trú và ăn uống có 646 doanh nghiệp.
Bộ Tài chính nghiên cứu gói hỗ trợ mới về thuế, phí
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết Bộ Tài chính được Chính phủ giao nghiên cứu một gói hỗ trợ mới về thuế và phí nhằm hỗ trợ khó khăn do dịch Covid-19.
Đại biểu Quốc hội kiến nghị đẩy nhanh đầu tư công, tránh lãng phí
Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ đẩy nhanh đầu tư công, nhưng cũng cần siết chặt quy trình, tránh đầu tư sai mục đích, gây lãng phí, thất thoát tiền của.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: 'Nhiều doanh nghiệp lớn đã phải đóng cửa'
Ở nửa đầu năm, trung bình mỗi tháng có 11.700 doanh nghiệp đóng cửa và đã xuất hiện nhiều hơn những doanh nghiệp lớn, theo Bộ Kế hoạch Đầu tư.