Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thêm cáo buộc mới nhằm vào bà Aung San Suu Kyi

Chính quyền quân sự Myanmar đã đệ trình cáo buộc tham nhũng mới chống lại bà Aung San Suu Kyi và cựu Tổng thống Win Myint.

Cựu Cố vấn nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi và cựu Tổng thống Win Myint sẽ phải chịu thêm cáo buộc tham nhũng mới liên quan đến việc mua và thuê máy bay trực thăng, đài truyền hình nhà nước MRTV đưa tin hôm 30/11.

Nếu bị kết án vi phạm luật chống tham nhũng, cả hai có thể bị phạt tới 15 năm tù. Các luật sư của bà Suu Kyi chưa đưa ra bất cứ bình luận nào.

Cùng ngày 30/11, một tòa án quân sự Myanmar đã hoãn đưa ra phán quyết trong phiên tòa xét xử nhà lãnh đạo dân sự Aung San Suu Kyi.

Tòa án, vốn xét xử bà Aung San Suu Kyi về tội kích động chống lại quân đội và vi phạm quy định phòng Covid-19, hoãn phán quyết cho đến ngày 6/12. Đây là bản án đầu tiên trong nhiều vụ án có thể khiến bà bị bỏ tù trong nhiều thập kỷ.

Aung San Suu Kyi anh 1

Truyền thông nhà nước Myanmar đưa tin bà Aung San Suu Kyi đang phải đối mặt với cáo buộc tham nhũng mới. Ảnh: Reuters.

Bà Myanmar Aung San Suu Kyi, cựu cố vấn nhà nước 76 tuổi và từng đoạt giải Nobel Hòa bình, đã bị giam giữ kể từ khi các tướng lĩnh lật đổ chính phủ của bà vào ngày 1/2.

Từ sau cuộc chính biến ở Myanmar, bà Suu Kyi đã phải đối mặt với hàng loạt cáo buộc. Trước cáo buộc gian lận bầu cử, bà từng bị chính quyền quân sự buộc tội xúi giục nổi loạn, tham nhũng và nhập khẩu bất hợp pháp thiết bị radio.

Bà cũng bị cáo buộc vi phạm quy định phòng chống dịch Covid-19 khi tham gia vận động trước cuộc bầu cử năm 2020. Trong cuộc bầu cử này, đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà giành thắng lợi lớn. Tuy vậy, sau khi giành chính quyền thông qua chính biến, quân đội Myanmar đã hủy bỏ kết quả bầu cử.

Myanmar đang rơi vào tình trạng hỗn loạn bởi các cuộc biểu tình và bạo lực kể từ sau cuộc chính biến. Quân đội nước này phải vật lộn để cầm quyền và đối mặt với sự kháng cự vũ trang từ dân quân, cùng liên minh giữa phiến quân dân tộc thiểu số với một chính phủ núp bóng mà họ gọi là "khủng bố".

Myanmar bắt giữ 18 nhân viên y tế vì chữa bệnh cho 'khủng bố'

Quân đội Myanmar bắt giữ 18 nhân viên y tế vì chữa trị cho các thành viên thuộc "tổ chức khủng bố" - cách truyền thông nhà nước gọi các nhóm chống đối chính quyền quân sự.

Anh mời ASEAN tới dự hội nghị G7 ở Liverpool, trừ Myanmar

Anh mời các nước Đông Nam Á - trừ Myanmar - dự cuộc họp ngoại trưởng G7 ở Liverpool, giữa lúc xuất hiện nhiều lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân trong khu vực.

Minh An

Bạn có thể quan tâm