Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thế lực đáng gờm của Nga trên trường ngoại giao quốc tế

Các quan chức và nhà ngoại giao phương Tây buộc thừa nhận một sự thật, dù khó chịu: Nga nắm vai trò then chốt trong việc giải quyết những xung đột nghiêm trọng nhất thế giới.

Từ xung đột ở Đông Ukraine đến vấn đề Triều Tiên, vị thế của Nga là cường quốc hạt nhân, chiến dịch can thiệp quân sự của nước này vào Syria, và quyền phủ quyết của Nga ở Hội đồng Bảo an (HĐBA) có nghĩa bất kỳ giải pháp ngoại giao nào rốt cuộc cũng phải bao gồm cả Nga.

the luc cua Nga anh 1
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 18/2 đến đặt hoa tưởng niệm các liệt sĩ thiệt mạng trong Trận chiến Stalingrad Thế chiến 2. Ảnh: Reuters

Ngậm bồ hòn làm ngọt

“Chúng ta không thể đưa ra giải pháp chính trị nếu thiếu Nga. Chúng ta cần đạt được điểm đồng thuận để có thể đề ra giải pháp, và Nga chính là đóng vai trò trung tâm trong đó”, Bộ trưởng Quốc phòng Na Uy Frank Bakke Jensen nói.

Về mặt công khai, tại Diễn đàn An ninh Munich đang diễn ra, Nga bị các nước chỉ trích dữ dội do can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016; đặc biệt khi chính quyền Mỹ buộc tội 13 cá nhân Nga hồi tuần qua; cũng như việc Crimea ly khai khỏi Ukraine năm 2014 để sáp nhập trở về Nga.

Phía Mỹ không giấu giếm sự bất mãn khi thấy Nga cũng cử phái đoàn tham dự sự kiện ở Munich năm nay. “Tôi kinh ngạc khi thấy người Nga tới. Năm nào họ cũng cử người đến để bác bỏ sự thật”, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ (DNI) Dan Coats nói.

Tuy nhiên, ở trong hậu trường, các nhà ngoại giao lại bày tỏ giọng điệu khác, khi các quan chức cấp cao gồm Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg gặp gỡ Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại một cuộc họp.

the luc cua Nga anh 2
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tiếp đón người đồng cấp Mỹ Rex Tillerson đến Moscow hồi tháng 4/2017. Ảnh: AFP.

“Luôn có mạng lưới ngoại giao hoạt động hiệu quả. Nếu sử dụng hiệu quả nó thì có thể ngăn chặn những cuộc đụng độ lớn”, Thượng nghị sĩ Nga Aleksey Pushkov nói, viện dẫn những đầu mối liên hệ để cùng giải quyết cuộc nội chiến Syria gồm các bên như Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và Israel.

Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel, người từng nhiều lần gặp gỡ ông Lavrov, nay đề xuất một kịch bản nới lỏng cấm vận kinh tế từng áp đặt lên Nga năm 2014 sau biến cố ở Đông Ukraine. Ông gọi Nga là “đối tác không thể thiếu” trong những nỗ lực toàn cầu nhằm ngăn chặn phát triển vũ khí hạt nhân.

Còn cựu ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói phương Tây cần phân chia, tách nhóm các vấn đề với Nga để những nỗ lực ngoại giao có thể đạt hiệu quả hơn.

Trong lòng bàn tay Nga

Một phần thách thức đối với phương Tây chính là các khủng hoảng quốc tế luôn có mối liên kết đan xen nhau. Nga là đồng minh với Israel để đối phó với Iran ở Syria, nhưng Moscow lại bị cáo buộc là ủng hộ các phần tử ly khai ở Ukraine khiến NATO tức tối.

Bên cạnh đó, một thành viên NATO là Thổ Nhĩ Kỳ lại mong muốn mua các vũ khí phòng không của Nga. Dưới sự ủng hộ của Moscow, Ankara cũng chống lại lực lượng người Kurd nhận sự hỗ trợ của Mỹ ở Bắc Syria.

the luc cua Nga anh 3
Máy bay chiến đấu Nga tham gia chiến dịch chống khủng bố ở Syria. Ảnh: AFP.

Tại châu Á, một yếu tố dẫn đến thành công cho Mỹ trong nỗ lực ngăn chặn chương trình hạt nhân của Triều Tiên cũng chính là nhằm ở Nga. Đến nay Moscow từ chối phần lớn lời kêu gọi của Mỹ và châu Âu về việc áp đặt cấm vận ngưng xuất khẩu dầu lên Triều Tiên.

“Cách đây vài năm anh có thể nói về từng khủng hoảng riêng biệt, nhưng ngày nay chạm đến chuyện này là cũng đụng đến tất cả vấn đề khác”, Bộ trưởng Jensen nói.

Tại diễn đàn ở Munich, trong khi các quan chức Mỹ và châu Âu nhìn thấy xu thế để lực lượng gìn giữ hoà bình Liên Hợp Quốc có thể giải quyết cuộc xung đột đã kéo dài 4 năm ở Đông Ukraine, Đặc phái viên Mỹ Kurt Volker thừa nhận chuyện thành bại đều phụ thuộc vào Moscow.

“Chuyện đó nằm strong lòng bàn tay người Nga”, ông Volker nói trước các quan chức Mỹ và châu Âu bao gồm bộ trưởng quốc phòng Thuỵ Điển.

Chín năm trước đây cũng tại Munich, khi Phó tổng thống Mỹ Joe Biden hứa “khởi động lại” quan hệ với Nga, rất ít quan chức phương Tây nhận thức đầy đủ về sự oán hận sâu sắc của Nga từ sau khi Liên Xô tan rã và NATO mở rộng ảnh hưởng về hướng Đông.

Giờ đây, khi phương Tây áp đặt cấm vận lên Nga từ năm 2014 sau biến cố ở Ukraine; mối quan hệ Đông - Tây đang ở mức thấp nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh và rất ít cơ hội cải thiện.

Tình báo Mỹ: Nga đang can thiệp vào bầu cử giữa nhiệm kỳ

Ba quan chức tình báo Mỹ cao cấp nhất ngày 13/2 xác nhận có bằng chứng việc Nga đang can thiệp kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ sẽ diễn ra trong năm nay.

Khoảnh khắc phi công Nga kích nổ lựu đạn cuối đời Phi công Nga được cho là đã kích nổ lựu đạn khi đối đầu với phiến quân sau khi nhảy dù thoát ra khỏi máy bay rơi.

Minh Anh (Theo Reuters)

Bạn có thể quan tâm