Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thế giới không có người cô đơn

Trong thế giới metaverse, với khả năng kết nối vô tận, khả năng trở thành một người cô độc là rất thấp.

metaverse anh 1

Ảnh minh họa. Nguồn: Glamour.

Trừ khi bạn quyết tâm trở thành một người cô độc, nếu không, khả năng trở thành một người như vậy trong metaverse là rất thấp. Việc làm quen với mọi người trong metaverse dễ dàng hơn rất nhiều so với trong thế giới thực. Nhưng tại sao lại như vậy.

Hãy cùng xem một ví dụ ngoài đời thực. Các quán bar và quán cà phê tường giảm độ sáng của hệ thống đèn. Khi con người gặp ai đó ở một nơi thiếu ánh sáng, họ khó có thể đọc được hết các biểu cảm trên gương mặt của đối phương và có xu hướng hạ thấp hàng rào tâm lý trước đối phương. Trong một không gian hơi tối, chúng ta thường diễn giải các phản ứng của người khác theo cách tích cực và có thể tiếp cận họ một cách dễ dàng hơn. Hiện tượng này đôi khi được gọi là “hiệu ứng bóng tối”.

Trong metaverse mạng xã hội cũng có một hiệu ứng bóng tối như một thế giới thực. Những bức ảnh đại diện thường là ảnh chụp một gương mặt tươi cười hoặc phong cảnh với bầu trời quang đã. Các biểu tượng cảm xúc mà những người khác gửi cho chúng ta cũng thường là những hình ảnh tích cực.

Vì vậy, trong metaverse mạng xã hội, chúng ta có xu hướng hiểu cảm xúc của người khác theo hướng có lợi cho bản thân mình. Do những người gặp nhau trong metaverse nghĩ về nhau như vậy, thật khó để trở thành một người cô độc trong metaverse - khi con người có thể kết nối với nhau một cách để dễ dàng tích cực hơn ngoài đời thực.

Mọi người thường cảm thấy thế nào khi lần đầu tiên gặp một người trong thế giới thực sau khi quen biết người đó trong metaverse mạng xã hội một thời gian dài? Câu trả lời là cảm giác giống như khi gặp gỡ ai đó mà bạn đã gặp vài lần trong thế giới thực. Có hai lý do cho điều này.

Đầu tiên, vì đây là người bạn đã biết trong metaverse, nơi xảy ra hiệu ứng bóng tối, bạn cũng sẽ cảm thấy gần gũi với họ ngoài đời thực. Lý do thứ hai là ảo giác về sự thân mật do tần suất tiếp xúc mang lại. Giáo sư Marshall tại Đại học Sydney đã tiến hành một thí nghiệm để tìm hiểu xem mọi người thích những bức ảnh như thế nào hơn.

Ông đã chuẩn bị trước một số bức ảnh và yêu cầu những người tham gia nhìn chăm chú vào những bức ảnh đó trong một thời gian dài. Tiếp theo, người tham gia được xem những bức ảnh mà họ đã xem trước đó và một số bức họ chưa từng nhìn thấy theo một thứ tự ngẫu nhiên.

Sau bài kiểm tra, những người tham gia cho biết họ thích các bức ảnh mà họ đã được yêu cầu phải nhìn trong một thời gian dài hơn.

Trong metaverse mạng xã hội, chúng ta liên tục lướt qua hình ảnh, tên gọi và ngôn từ của những người khác với tốc độ nhanh chóng. Ngay cả khi không nhìn kỹ, tần suất tiếp xúc với những hình ảnh này của chúng ta vẫn tăng lên sau mỗi lần kéo và nhấp chuột. Do đó, giống như trong thí nghiệm của Marshall, chúng ta bắt đầu nảy sinh cảm xúc tích cực với những đối tượng này mà không hề nhận ra.

Kim Sang Kyun/ NXB Dân Trí & Gieo Books

SÁCH HAY