Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thế giới điên cuồng phía dưới Bitcoin

Mức giá 47.000 USD cho một Bitcoin có thể khiến bạn ngạc nhiên, song thế giới của những đồng tiền điện tử khác thậm chí còn điên rồ hơn.

Cơn sốt tiền điện tử quay trở lại sau khi Bitcoin đạt mức cao nhất mọi thời đại 47.000 USD, tăng hơn 3 lần giá trị trong vòng hai tháng. Nhưng đối với nhiều nhà giao dịch tiền điện tử, Bitcoin không phải điều họ quan tâm. Bên dưới Bitcoin và Ethereum là thế giới kỳ lạ các loại tiền điện tử khác nhau.

Chúng được gọi altcoin hoặc thậm chí là "shitcoin". Altcoin là sự kết hợp giữa "alternative" (thay thế) và “coin” (tiền xu). Đây là những đồng tiền thay thế, ra đời nhằm cải thiện nhược điểm của Bitcoin. Các altcoin thường được giao dịch với giá dưới 1 USD mỗi đồng.

Bitcoin tăng gấp ba lần giá trị sau hai tháng, nhưng nhiều altcoin còn tăng 30, 40, thậm chí 50 lần trong vài ngày. Dogecoin với biểu tượng chó Shiba là một trong những đồng như thế. Đà tăng hàng chục lần của các altcoin giúp nhiều nhà đầu tư sớm đổi đời, nhưng cũng không ít cạm bẫy được giăng sẵn.

The gioi dien cuong cua tien dien tu anh 1

Dogecoin là đồng altcoin đầu tiên vượt mặt Bitcoin về số lượng tweet về mình. Ảnh: CNET.

Trò đùa triệu USD

Adam là nhà giao dịch tiền điện tử kiếm được hàng nghìn USD chỉ sau một đêm. Anh lên kế hoạch đầu tư vào một loại altcoin tên DeTrade. Trước đó, anh đã nghiên cứu kỹ về hồ sơ nhóm phát triển trên Linkedin, một mẩu tin trên Yahoo về công nghệ của DeTrade và đoạn video của giám đốc điều hành đưa ra lộ trình phát triển cho đồng tiền này.

Sau khi đầu tư 2.500 USD vào dự án, Adam phát hiện ra đây không gì khác là trò lừa đảo. Công nghệ quảng cáo đằng sau DeTrade không có thật, hồ sơ trên Linkedin là giả mạo và video về vị CEO được dựng lên bằng công nghệ Deepfake.

Những tay gian lận biến mất, mang theo 2.500 USD của Adam và 2 triệu USD của nhiều nhà đầu tư khác. “Đó là điều bình thường khi bạn chơi với altcoin", Adam thản nhiên bình luận.

Đầu tư vào một loại cổ phiếu nghĩa là bạn đã xác định giá trị của nó dựa trên hiệu quả cạnh tranh, rủi ro và khả năng tạo lợi nhuận. Nếu những nhà đầu tư khác quyết định giống bạn, cổ phiếu sẽ tăng và bạn thu về lợi nhuận. Đầu cơ hiển nhiên là một phần của cuộc chơi.

Trong thế giới tiền điện tử, nhiều người thậm chí đầu tư vào những công nghệ không có ứng dụng thực tế. Đơn cử như Meme - đồng điện tử được các nhà phát triển tuyên bố thẳng thừng không hề có giá trị nội tại nào - đang được bán với giá 845 USD/MEME.

The gioi dien cuong cua tien dien tu anh 2

Ra mắt hồi tháng 8/2020 với giá 8 USD một đồng, Meme nhanh chóng đạt mức hơn 1.750 USD vào tháng 9 cùng năm. Nghĩa là, nếu đầu tư 1.000 USD vào đồng tiền này khi nó xuất hiện và bán với giá 1.750 USD/MEME, bạn sẽ có lãi 217.000 USD. Ảnh: CNET.

Với Dogecoin, giá trị đồng tiền này tăng gấp đôi vào đầu tháng khi một ngôi sao khiêu dâm tweet về nó. Sau khi giá dần ổn định, Doge lại tăng vọt một lần nữa khi người dùng Reddit muốn biến nó trở thành một "GameStop của tiền điện tử".

Sự mâu thuẫn giá bán và ứng dụng của các đồng tiền trên khiến nhiều chuyên gia không khỏi hoài nghi. Nhà nghiên cứu tiền điện tử David Gerard bắt đầu quan tâm đến Bitcoin vào năm 2013 khi nó lần đầu tiên đạt 1.000 USD. “Đà tăng phi mã của Bitcoin và tiền điện tử nói chung không liên quan gì đến công nghệ. Tất cả chỉ đang đánh vào tâm lý của những người mong muốn làm giàu nhanh chóng", Gerard nói.

Trong những năm làm quản trị các hệ thống công nghệ thông tin, công việc của Gerard là kiểm tra công nghệ mới, phân loại chúng có hữu ích hay không.

Ông cho rằng tiền điện tử thuộc loại thứ hai. “Bitcoin tiêu thụ lượng điện của cả một quốc gia chỉ để vận hành mạng lưới thanh toán kém hiệu quả nhất lịch sử nhân loại", Gerard nhận định.

“Nếu bạn giàu và đầu tư với bạn chỉ là cho vui thì không sao. Nhưng rất nhiều người đang bị lừa", ông nói thêm.

Đầy rẫy cạm bẫy

Một nhà đầu tư với nickname Crypto Spider nổi tiếng trong cộng đồng Telegram sau thử thách “Từ 2.000 đến 1 triệu”. Người này đã kiếm được hàng triệu USD nhờ altcoin.

Chỉ trong vòng 2 tháng, từ 2.000 USD đầu tư ban đầu, Crypto Spider đã tăng số vốn của mình lên 2 triệu USD sau một vài lần giao dịch.

“Bạn sẽ không bao giờ thấy kiểu giao dịch này nếu không tìm đến altcoin, dù tôi biết 95% giá trị đồng tiền tôi đầu tư sẽ biến mất trong tương lai", Crypto Spider cho biết.

Khác với Gerard gọi cộng đồng tiền điện tử là một nhóm những kẻ lừa đảo, Crypto Spider tin loại tiền này sẽ đóng vai trò quan trọng trong ngành tài chính.

The gioi dien cuong cua tien dien tu anh 3

OnecCoin kêu gọi được 4 tỷ USD tiền đầu tư sau đó biến mất không một dấu vết. Người sáng lập OneCoin, Ruja Ignatova hiện vẫn chưa được tìm thấy. Ảnh: OneCoin.

Tuy nhiên, anh chàng ẩn danh cũng nhận định nhiều nhà đầu tư đang bị vẻ hào nhoáng xung quanh các altcoin mê hoặc. "Chúng tôi đang hoán đổi tiền cho nhau theo nghĩa đen. Nó là bong bóng. Bằng cách nào đó tôi đã chiến thắng những người chơi khác", Crypto Spider chia sẻ.

OneCoin, dự án tiền điện tử hoạt động theo mô hình đa cấp đã đánh cắp 4 tỷ USD từ người tham gia trên khắp thế giới. Sau đó, BitConnect - đồng tiền từng đạt vốn hóa 2,6 tỷ USD bằng cách hứa hẹn lợi tức 1% mỗi ngày cho nhà đầu tư cũng bị phát hiện với chiêu trò tương tự.

Đó chỉ là hai trong số những dự án lừa đảo lớn nhất thế giới tiền điện tử. Hàng triệu USD gian lận trong thị trường này vẫn diễn ra mỗi ngày theo những cách ít kịch tính hơn. “Tôi đã bị lừa hơn 100 lần", Crypto Spider chia sẻ.

'Apple nên mua Bitcoin'

Theo ngân hàng đầu tư RBC Capital Markets, Apple nên nối bước Tesla tham gia vào thị trường tiền điện tử chứ không phải sản xuất xe điện.

Mua Dogecoin, một người Việt bị sàn chiếm 8 tỷ đồng

Anh Khoa cho biết số tiền anh mua 5 triệu Dogecoin vào năm 2018 khoảng 400 triệu đồng. Hai năm sau, giá trị lượng coin này vào khoảng 8 tỷ đồng.

Tia laser đang được tái phát minh

Nửa thế kỷ sau khi ra đời, tia laser có mặt trong nhiều ứng dụng đời sống đang được giới khoa học tái phát minh.

Đại Việt

CNET

Bạn có thể quan tâm