Diễn viên Til Schweiger bị cáo buộc có hành vi lạm dụng và xúc phạm nhân viên phim trường trong suốt một thập kỷ qua. Ảnh: Reuters. |
Til Schweiger, một diễn viên và đạo diễn nổi tiếng - từng đạt nhiều giải thưởng, bị cáo buộc có hành vi đe dọa, bắt nạt và xúc phạm nhân viên tại trường quay của bộ phim Manta Manta - Zwoter Teil, Guardian đưa tin ngày 7/5.
Schweiger là đạo diễn và diễn viên chính của bộ phim, một thành công lớn về mặt thương mại kể từ khi ra rạp vào tháng 3.
Trả lời tạp chí Der Spiegel, 50 người đã nói về hành vi không đúng mực của nam diễn viên này trên trường quay của bộ phim Manta Manta - Zwoter Teil, bao gồm xuất hiện trên phim trường trong trạng thái say xỉn. Một số người cho biết những hành vi trên Schweiger bắt đầu từ một thập kỷ trước.
Schweiger, 59 tuổi, là một trong những ngôi sao điện ảnh lớn nhất tại Đức, được khán giả toàn cầu biết đến với vai diễn trung sĩ Hugo Stiglitz trong bộ phim Inglourious Basterds của đạo diễn Quentin Tarantino. Nam diễn viên này cũng bác bỏ những cáo buộc về lạm dụng và xúc phạm nhân viên.
Theo một luật sư đại diện cho Schweiger, thân chủ của cô không hề biết về một số "cáo buộc" được tờ Der Spiegel nêu ra. Người này cũng bổ sung rằng một số cáo buộc khác nhằm vào nam diễn viên hoàn toàn không có căn cứ.
Constantin Film, công ty sản xuất bộ phim Manta Manta – Zwoter Teil cho biết các cáo buộc được nêu ra "không miêu tả đầy đủ sự việc, bị bóp méo và trong một số trường hợp, hoàn toàn sai sự thật".
Kể từ khi bài viết của tờ Der Spiegel được đăng tải, một số người làm việc trong ngành làm phim đã lên tiếng về môi trường làm việc độc hại trong quá trình sản xuất nhiều tác phẩm của điện ảnh Đức.
"Tôi cảm thấy mừng rằng tình trạng này đang được bàn luận một cách công khai. Các cá nhân không cần phải cố gắng chịu đựng việc bị lạm dụng mà không có sự giúp đỡ", Caroline Peters, một nữ diễn viên nổi tiếng cho biết.
Claudia Roth, Bộ trưởng Văn hóa Đức, đã yêu cầu "một cuộc điều tra toàn diện" về những thông tin được tờ Der Spiegel đăng tải, đồng thời đe dọa sẽ cắt nguồn trợ cấp nhà nước đối với những bộ phim không tuân thủ luật bảo vệ người lao động.
Bà cho biết đây là thời điểm ngành công nghiệp văn hóa của Đức tự đánh giá bản thân, 5 năm sau kể từ khi phong trào #MeToo được bắt đầu ở Mỹ. Bà khẳng định những cáo buộc về lạm dụng trong ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo cần phải được điều tra một cách nghiêm túc.
Bản sắc Liên minh châu Âu
Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách “Bản sắc cộng đồng của liên minh Châu Âu những vấn đề lý luận và thực tiễn". Cuốn sách tập trung nghiên cứu bản sắc châu Âu trong tiến trình hình thành và phát triển của EU nhằm làm rõ khái niệm bản sắc cộng đồng mới, bản sắc khu vực và đánh giá thực tế vai trò của một bản sắc chung trong tiến trình hội nhập khu vực ở châu Âu.