Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thế Giới Di Động tạm dừng hợp tác với F88

Sau thông tin về việc F88 chi nhánh TP.HCM bị cơ quan công an khám xét, đại diện MWG vừa cho biết tạm dừng hợp tác với F88 và yêu cầu đơn vị này giải thích, làm rõ vấn đề liên quan

Chia sẻ với Zing, đại diện truyền thông Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động (Mã: MWG) cho biết đã gửi yêu cầu F88 giải thích chuyện gì đang xảy ra, đồng thời tạm dừng hợp tác với đơn vị này.

"Hợp tác của Thế Giới Di Động xuất phát từ mong muốn khách hàng không đủ tiêu chuẩn ngân hàng có thể tiếp cận với nguồn dịch vụ cầm cố chính thống. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, chúng tôi luôn mong muốn đối tác phải tuân thủ đúng pháp luật", đại diện MWG cho biết.

Theo thông tin từ Thế Giới Di Động, trong thương vụ hợp tác trên, doanh nghiệp chỉ làm trung gian kết nối giữa F88 và người có nhu cầu vay. Các thủ tục vay, xét duyệt, lãi suất, thời hạn trả nợ đều do phía F88 thực hiện.

Việc tạm dừng hợp tác giữa Thế Giới Di Động và F88 diễn ra trong bối cảnh Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an mới đây vừa phối hợp với Công an TP.HCM khám xét khẩn cấp trụ sở Công ty Cổ phần Kinh doanh F88 và nhiều chi nhánh khác ở TP.HCM để điều tra về hành vi Cưỡng đoạt tài sản.

F88 được thành lập vào năm 2013 và "lớn nhanh như thổi" khi mở rộng quy mô ra toàn quốc với hơn 800 cửa hàng. Trong vài năm gần đây, F88 nổi lên là cái tên đình đám nhất trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, nhất là mảng cho vay tiền và cầm cố tài sản.

Cuối năm 2021, Thế Giới Di Động đã chính thức trở thành đối tác của F88. Theo đó, 2 bên sẽ hợp tác để cung cấp dịch vụ cho vay tiền mặt tại các cửa hàng bán lẻ thuộc 2 chuỗi Thegioididong.com và Điện Máy Xanh.

Ngoài ra, chủ sở hữu chuỗi cầm đồ này cũng mở rộng hợp tác chiến lược với các ngân hàng quốc tế CIMB, KBank chi nhánh TP.HCM để cùng triển khai các dịch vụ tài chính.

Sự mở rộng nhanh chóng của F88 gắn liền với khả năng huy động vốn liên tục của nhóm lãnh đạo, bao gồm gọi vốn hàng nghìn tỷ đồng từ các nhà đầu tư quốc tế và cả dòng tiền từ huy động trái phiếu.

Giai đoạn 2017-2018, F88 đã kêu gọi thành công vòng gọi vốn đầu tiên (serie A) từ Quỹ Mekong Enterprise Fund III và vòng tiếp theo (serie B) từ Quỹ Granite Oak ngay sau đó. Trong năm 2022, F88 tiếp tục nhận được các khoản huy động 70 triệu USD từ các quỹ tài chính CLSA Capital Partners (HK) Limited (Lending Ark) và Lendable Group (London, Anh).

Đến ngày 2/3, chuỗi cầm đồ tiếp tục huy động thành công khoản đầu tư 50 triệu USD trong vòng gọi vốn Series C với hai nhà đầu tư chính là Quỹ Việt Nam - Oman (VOI) và Quỹ Mekong Enterprise Fund IV (MEF IV).

Trong kế hoạch, năm 2023 dự kiến doanh nghiệp này sẽ giải ngân xấp xỉ 1 tỷ USD, tương đương 22.000 tỷ đồng và sẽ chính thức IPO vào năm 2024 với quy mô vốn hóa đạt 1 tỷ USD, hệ thống phòng giao dịch đạt 1.400 phòng.

Dòng tiền 'khủng' của F88

Công ty cầm cố tài sản lớn nhất cả nước liên tục gọi vốn hàng trăm triệu USD từ các nhà đầu tư quốc tế và hàng chục đợt huy động trái phiếu trong nước giá trị vượt nghìn tỷ đồng.

F88 lên tiếng sau khi bị công an khám xét loạt chi nhánh

F88 cho biết theo thông tin ban đầu, cơ quan chức năng đang làm việc để thu thập thông tin phục vụ cho công tác điều tra liên quan đến một nhân sự của công ty.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Liên Phạm

Bạn có thể quan tâm