Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thế giới còn bao nhiêu cá thể rùa Hoàn Kiếm?

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước trên thế giới ghi nhận sự tồn tại của loài rùa Hoàn Kiếm - loài rùa quý hiếm nhất thế giới.

Loài giải Sin-hoe, tên gọi khác là loài rùa Hoàn Kiếm từng có một vùng phân bố rộng lớn từ phía nam sông Trường Giang của Trung Quốc đến khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình săn bắt và sự thay đổi môi trường sống đã biến loài rùa này bên bờ tuyệt chủng.

Tại Trung Quốc trước năm 2019 ghi nhận hai cá thể chính thức gồm một đực, một cái, cùng sống tại vườn thú Tô Châu (Trung Quốc). Tuy nhiên, ngày 13/4/2019, sau khi thực hiện thụ tinh nhân tạo, cá thể rùa cái đã qua đời. Phía Trung Quốc chỉ còn ghi nhận một cá thể rùa Hoàn Kiếm chính thức.

Cá thể rùa Hoàn Kiếm được bẫy bắt thành công ở hồ Đồng Mô năm 2020. Ảnh: WCS.
rua Hoan Kiem anh 1
rua Hoan Kiem anh 1

Cá thể rùa Hoàn Kiếm được bẫy bắt thành công ở hồ Đồng Mô năm 2020. Ảnh: WCS.

Trước đó, trong nỗ lực khôi phục loài rùa quý hiếm nhất thế giới, các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành ghép đôi sinh sản với hai cá thể rùa này. Tuy nhiên, 600 trứng được sinh ra mà không một cá thể rùa nào ra đời. Nguyên nhân được xác định có thể do rùa đực quá già.

Các nhà khoa học cũng thực hiện thụ tinh nhân tạo ở cá thể rùa cái. Tuy nhiên, cả 5 năm thực hiện đều không thành công. Đến lần thứ 5, cá thể rùa cái qua đời sau 24 giờ thực hiện thụ tinh nhân tạo.

Tại Việt Nam, rùa Hoàn Kiếm từng có vùng phân bố rộng khắp Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, trong đó có hồ Gươm, hồ Đồng Mô.

Năm 2016, cá thể rùa Hoàn Kiếm cuối cùng ở hồ Gươm qua đời, khiến Việt Nam thời điểm đó chỉ có một cá thể rùa duy nhất được ghi nhận ở hồ Đồng Mô.

Trong nỗ lực tìm kiếm loài rùa quý hiếm này, các nhà khoa học của Chương trình bảo tồn rùa Châu Á đã tìm kiếm thành công một cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Xuân Khanh (Hà Nội) thông qua công nghệ gene môi trường. Đây là cá thể nặng khoảng 70-80 kg, vô cùng hoang dã và bí ẩn, rất khó để bắt gặp và chụp ảnh.

Cùng với đó, các chuyên gia của Chương trình bảo tồn rùa Châu Á cũng ghi nhận bằng quan sát một cá thể rùa Hoàn Kiếm khác ở hồ Đồng Mô, khác với cá thể ghi nhận được vào năm 2008. Tuy nhiên, chưa có phân tích gene để khẳng định cá thể này là rùa Hoàn Kiếm. Nỗ lực bẫy bắt cá thể này ở hồ Đồng Mô cũng chưa có kết quả.

Như vậy đến nay, thế giới chỉ còn ghi nhận hai cá thể rùa Hoàn Kiếm chính thức, một cá thể ở vườn thú Tô Châu (Trung Quốc) và một cá thể ở hồ Xuân Khanh (Việt Nam). Các thể được cho là rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô cần có thêm cơ sở khoa học để khẳng định.

Sáng nay (24/4), nguồn tin của Tiền Phong xác nhận một cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô đã chết. Nguyên nhân chưa được xác định. Đây nhiều khả năng là cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô đã được bẫy bắt thành công vào năm 2020, dựa trên thông tin về chiều cao, cân nặng và chiều dài mai.

Sách hay về xã hội

Văn minh Việt Nam - nhà dân tộc học Georges Condominas từng nhận xét tác phẩm này là “Cửa sổ để thế giới hiểu về Việt Nam”.

Sách Bàn về Quốc hội - những thách thức của những khái niệm là kết quả của cả một quá trình tích lũy và suy ngẫm của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

Nghiên cứu Văn minh vật chất của người Việt ngược dòng thời gian, tái hiện quá khứ, ngọn nguồn văn hóa Việt qua đời sống vật chất phong phú, đầy biện chứng khoa học.

Bài liên quan

https://tienphong.vn/the-gioi-con-bao-nhieu-ca-the-rua-hoan-kiem-post1528813.tpo

Nguyễn Hoài/Tiền Phong

Bạn có thể quan tâm