Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thế chấp Bitcoin để lấy 33.000 USD mua bất động sản

Adam Masato đã thế chấp Bitcoin để vay 33.000 USD mua bất động sản. Tuy nhiên, người dùng này có thể mất sạch tài sản khi giá tiền số giảm sâu.

Adam Masato, 35 tuổi, cần 342.000 USD để đầu tư căn hộ và cho thuê trên Airbnb. Ngoài việc thanh lý khoản đầu tư từ tài khoản hưu trí, ông đã quyết định thế chấp Bitcoin mà một số stablecoin để vay 33.000 USD trên nền tảng Celsius.

Theo Adam Masato, việc vay truyền thống không phù hợp với ông. “Một vài công ty nói với tôi rằng đây là một khoản vay phức tạp vì bất động sản cho thuê không phải là nơi cư trú chính. Đồng thời, nhà ở theo dạng này được xây trên đất tư nhân, không phải nhà di động”, Masato giải thích.

Rủi ro vì biến động lớn

Khác với các khoản vay truyền thống, Masato buộc phải mua thêm tiền số để thế chấp khi thị trường tiền số đi xuống. “Nếu Bitcoin giảm giá, tôi sẽ bị gọi ký quỹ (margin call) và phải ‘bơm’ thêm BTC để thế chấp”, Masato nói.

Người dùng sẽ bị gọi ký quỹ khi loại tiền số đang thế chấp giảm xuống mức nhất định. Tương tự ở thị trường chứng khoán, khi tài sản giảm giá, nhà đầu tư nợ người cho vay và môi giới. Người cho vay tiền mã hóa sử dụng phương pháp tương tự chứng khoán để bảo vệ tài sản của chính mình khi giá Bitcoin lao dốc đột ngột.

"Vay the chap tien so de mua bat dong san la dieu cang thang" anh 1

Adam Masato (bên trái) và gia đình của ông. Ảnh: Adam Masato.

Desh Weragoda, Giám đốc công nghệ tại MBANC, nhận định rằng các nền tảng cho vay tiền mã hóa là bên trung gian nắm lượng tài sản số của người dùng. Nếu giá Bitcoin giảm xuống dưới mức ký quỹ, các nền tảng này sẽ thanh lý tiền số nếu người dùng không thế chấp thêm tài sản.

Nói một cách dễ hiểu, người vay có thể mất trắng lượng tiền số đã thế chấp. Với biên độ giá dao động vài nghìn USD mỗi ngày, Bitcoin bị xếp vào danh mục có rủi ro cao. Mitesh Shah, Nhà sáng lập Omnia Markets cho rằng việc sử dụng tiền số để thế chấp khoản vay thường phù hợp cho các nhà đầu tư dài hạn.

“Vay tiền mã hóa là phương pháp ưa thích đối với các cá nhân có chiến lược đầu tư lâu dài, không quan tâm đến việc giao dịch đồng tiền đó”, Shah cho biết.

Thanh toán khoản vay nhanh nhất có thể

Khi được hỏi về tâm lý khi thế chấp loại tài sản có biến động lớn, Masato cho biết ông thường bị căng thẳng khi vay. Đặc biệt là lúc giá tiền số gần chạm giới hạn ký quỹ.

“Tôi luôn muốn thanh toán khoản vay ngay sau khi có tiền, bất chấp giá cả. Hiện tại, không các nền tảng cho vay tiền số còn quá mới, không có bảo hiểm FDIC”, ông nói.

"Vay the chap tien so de mua bat dong san la dieu cang thang" anh 2

Hiện tại, Airbnb của Adam mang về doanh thu khoảng 8.400 USD/ tháng cho gia đình ông. Ảnh: Adam Masato.

Theo Masato, người dùng không nên vay tiền số quá mức thời gian cần thiết và cần thanh toán sớm khi có thể. Ngược lại, việc vay thế chấp tiền mã hóa không cần trả lãi định kỳ.

“Các khoản vay trên nền tảng blockchain có lãi suất bằng 0 và không phải trả tiền hàng tháng. Điều cần lưu ý là tôi chỉ có thể vay 25% giá trị tài sản đã thế chấp cho nền tảng”, Masato nói.

Mitesh Shah giải thích rằng vay tiền số có mô hình tương tự chứng khoán, tức các khoản vay thế chấp cổ phiếu. Về cơ bản, hoạt động vay bằng tiền mã hóa hoạt động trên chuỗi khối. Shah cho biết thêm rằng các khoản vay blockchain sẽ có lãi suất thấp và thời gian giao dịch nhanh hơn.

“Đồng thời, nền tảng không cần kiểm tra tín dụng truyền thống vì đã nắm giữ tài sản của người vay”, Mitesh Shah nói.

Các nền tảng cho vay tiền mã hóa như BlockFi và Celsius đã có sự tăng trưởng đột biến từ năm 2020, thu hút hàng triệu khách hàng bằng cách cung cấp lợi suất dao động từ vài % đến cao nhất là 17%. Đến nay, nhu cầu vay tiền mã hoá của các tổ chức giảm sau vụ LUNA, các nền tảng cho vay này đồng loạt hạ lãi suất.

Nền tảng cho vay tiền mã hóa BlockFi và Ledn đều giảm lãi suất cho các loại stablecoin vào đầu tháng 5. Với BlockFi, lãi suất cho vay stablecoin (ngoại trừ USDT) giảm 0,25%, từ 7,25% xuống còn 7%. Nền tảng Ledn hạ 0,5%, lãi suất chạm mốc 7,5%.

Thông tin về loại tiền số trong bài viết không phải là lời khuyên đầu tư từ Zing News. Hoạt động đầu tư tiền mã hóa chưa được pháp luật Việt Nam công nhận và bảo vệ. Các loại tiền số luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính.

CEO Binance: 'Cái gì mới cũng chứa rủi ro' Nhà sáng lập Binance nói với Zing nên nhìn các trào lưu NFT và metaverse dài hạn hơn.

Nhà đầu tư ở Ấn Độ khổ sở, mắc kẹt vì LUNA

Các nhà đầu tư LUNA ở Ấn Độ đang phải lựa chọn giữa mất trắng vì LUNA cũ và đóng số tiền thuế lớn để nhận LUNA mới.

Ethereum 2.0 có vực dậy được thị trường tiền mã hóa?

Ở bản cập nhật 2.0, Ethereum chuyển sang thuật toán bằng chứng cổ phần, thân thiện hơn với môi trường. Chuyên gia dự đoán giá ETH có thể chạm mốc 12.000 USD trong năm 2022.

Một người tuyên bố biết rõ mọi trò bẩn trong ngành tiền số

Người dùng ẩn danh cho biết mình đang nắm giữ 137 GB dữ liệu tin nhắn từ Telegram của những KOL trong ngành tiền số. Tuy nhiên, ứng dụng nhắn tin cho rằng đây là trò lừa đảo.

An Khang

Bạn có thể quan tâm