Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thảo luận khó khăn, G20 tiếp tục không lên án chủ nghĩa bảo hộ

Sau cuộc thảo luận được miêu tả là khó khăn, G20 cảnh báo những rủi ro với kinh tế toàn cầu nhưng không lên án chủ nghĩa bảo hộ, chỉ ủng hộ môi trường thương mại công bằng, tự do.

Trong thông cáo vào cuối cuộc họp kéo dài hai ngày tại Osaka, thành phố phía tây Nhật Bản, các nhà lãnh đạo cho biết tăng trưởng toàn cầu vẫn ở mức thấp và phải đối mặt với các rủi ro trong bối cảnh căng thẳng thương mại và địa chính trị gia tăng.

"Chúng tôi nỗ lực vì một môi trường đầu tư và thương mại tự do, công bằng, không phân biệt đối xử, minh bạch và có thể đoán trước, trong một thị trường mở", Reuters dẫn thông báo cho biết. Tuyên bố chung sau hội nghị G20 ở Buenos Aires hồi tháng 12/2018 cũng không đề cập vấn đề bảo hộ thương mại vì phái đoàn Mỹ từ chối dùng cụm từ này.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu với vẻ mặt thản nhiên, nhiều lần nhấn mạnh giữa các nhà lãnh đạo G20 có nhiều điểm tương đồng, là động lực cho tăng trưởng toàn cầu.

G20 khong len an chu nghia bao ho anh 1
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu trong phiên họp của hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka, Nhật Bản, ngày 29/6. Ảnh: Reuters.

"G20 đã đồng ý với các nguyên tắc cơ bản nhằm củng cố hệ thống thương mại tự do", ông Abe nói và cho biết thêm G20 đã cam kết hành động mạnh mẽ hơn để cải thiện hệ thống giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Thủ tướng Abe, Chủ tịch hội nghị, đã cố gắng chỉ ra điểm chung giữa Mỹ, quốc gia phản đối việc đưa nội dung lên án chủ nghĩa bảo hộ vào tuyên bố chung, và các nước khác.

"Không có quyết định đột phá nào nhưng... tất cả những người tham gia đã khẳng định sẽ làm việc nhiều hơn nữa để cải thiện hệ thống thương mại toàn cầu, bao gồm tham vọng cải cách WTO", Tổng thống Nga Vladimir Putin nói trong hội nghị hôm 29/6.

"Thực tế là tất cả đã khẳng định sự cần thiết của quá trình này (hệ thống thương mại tự do) và sẵn sàng làm việc với thái độ tích cực", ông Putin nói.

Mỹ và Trung Quốc cũng đồng ý khởi động lại các cuộc đàm phán thương mại, mở ra hy vọng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể giải quyết những tranh chấp quyết liệt.

Tuy nhiên, Giám đốc điều hành Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde cảnh báo nền kinh tế toàn cầu đang ở trong giai đoạn khó khăn vì xung đột thương mại, và kêu gọi các nhà hoạch định chính sách trong G20 giảm thuế quan cũng như các trở ngại thương mại khác.

19 nước G20 thỏa thuận chống biến đổi khí hậu, Mỹ tiếp tục ngồi ngoài

19 thành viên của nhóm 20 nền kinh tế lớn trên thế giới đã nhất trí về thỏa thuận chống biến đổi khí hậu tại hội nghị thượng đỉnh ở Nhật Bản. Mỹ vẫn từ chối tham gia cam kết.

Thủ tướng tại G20: Việt Nam huy động cả xã hội chống rác thải nhựa

Ngày 29/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục dự các phiên họp ở thượng đỉnh G20 tại Osaka về các chuyên đề khí hậu - môi trường, phát triển bền vững và phụ nữ.


Hà Lan

Bạn có thể quan tâm