Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thanh tra Chính phủ phản hồi về tranh luận vụ Đồng Tâm

Tổng Thanh tra Chính phủ đã báo cáo Quốc hội liên quan tranh luận của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng về trách nhiệm việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ở xã Đồng Tâm.

Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu vừa có văn bản báo cáo Quốc hội về 3 vụ khiếu nại, tố cáo mà đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre) tranh luận cho rằng liên quan đến trách nhiệm của Tổng Thanh tra.

Trước đó, tại hội trường Quốc hội chiều 9/6, ngay sau phần giải trình của Tổng Thanh tra Phan Văn Sáu về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng giơ biển đăng ký tranh luận.

Đại biểu Nhưỡng cho hay tính từ kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV tới nay, ông đã giám sát các hoạt động của Thanh tra Chính phủ và thấy rằng đơn vị này "thiếu quyết liệt, chậm đổi mới, kém hiệu quả".

Đại biểu tỉnh Bến Tre dẫn chứng trong chương trình giám sát ông ghi vào bảng hàng ngày hiện có 3 vụ nổi cộm, đáng chú ý là vụ Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội).

Ong Luu Binh Nhuong tranh luan vu Dong Tam anh 1
Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu giải trình, làm rõ một số ý kiến của đại biểu Quốc hội. Ảnh: Quochoi.vn .

Theo đại biểu Nhưỡng, nguyên nhân sâu xa của vụ việc vì câu chuyện giải quyết khiếu nại tố cáo, tiếp dân không đến nơi đến chốn. Cuối cùng, Chủ tịch UBND Hà Nội đã vào giải quyết và Hà Nội ra quyết định thanh tra toàn bộ đất đai Sân bay Miếu Môn.

"Sân bay Miếu Môn là đất quốc phòng an ninh nhưng tôi chưa thấy Thanh tra Chính phủ có ý kiến về vấn đề này. Tôi nghĩ rằng lẽ ra Tổng thanh tra phải tham mưu để Chính phủ vào cuộc. Và ở chỗ này đồng chí không cho rằng một trong những nguyên nhân vụ việc ở Đồng Tâm thuộc về hệ thống thanh tra", đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nói.

Về tranh luận này, báo cáo của Tổng Thanh tra nói rõ: Năm 2016, khi nhận được đơn, Ban Tiếp công dân Trung ương đã tiếp dân, đồng thời có văn bản gửi UBND Hà Nội để chỉ đạo giải quyết theo thẩm quyền.

Khi công dân có đơn khiếu nại lần 2, Phó tổng Thanh tra Nguyễn Đức Hạnh có văn bản đề nghị UBND Hà Nội báo cáo tình hình, diễn biến vụ việc.

Thanh tra Chính phủ yêu cầu TP Hà Nội có biện pháp xử lý thích hợp để ổn định tình hình, tránh xảy ra điểm nóng. "Giao Cục Địa bàn phối hợp chặt chẽ với UBND Hà Nội trong quá trình xử lý vụ việc”, báo cáo nêu rõ.

Đến khi nhận được thông tin công dân xã Đồng Tâm bức xúc, giữ 38 cán bộ thực hiện nhiệm vụ, Thanh tra Chính phủ đã cử Phó cục trưởng cùng cán bộ nghiệp vụ, phối hợp chặt chẽ với Hà Nội.

Theo đó, đoàn công tác Thanh tra Chính phủ đã cùng Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chúng đối thoại với công dân tại huyện Mỹ Đức ngày 20/4, tại xã Đồng Tâm ngày 22/4.

"Sau khi Thanh tra Hà Nội kết thúc thanh tra trực tiếp, Thanh tra Chính phủ tiếp tục cử một Phó cục trưởng cùng cán bộ nghiệp vụ tham gia ý kiến đối với kết quả thanh tra tại các cuộc họp ngày 1/6, ngày 7/6", Thanh tra Chính phủ cho hay.

Hiện, Hà Nội đang hoàn chỉnh kết luận thanh tra để báo cáo Thủ tướng. Thanh tra Chính phủ cho biết thêm sẽ tiếp tục phối hợp với UBND Hà Nội để giải quyết những vấn đề liên quan, nhằm bảo vệ lợi ích nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Những chất vấn, tranh luận đáng chú ý tại Quốc hội Qua 3 ngày, hơn 196 đại biểu chất vấn và 58 đại biểu tham gia tranh luận với 12 thành viên của Chính phủ. Nhiều vấn đề được đại biểu đặt câu hỏi tranh luận nhiều lần, sôi nổi.

Đại biểu tranh luận với Tổng Thanh tra Chính phủ về vụ Đồng Tâm

Sau phần giải trình của ông Phan Văn Sáu, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng giơ biển tranh luận và nêu dẫn chứng cơ quan này "thiếu quyết liệt, chậm đổi mới, kém hiệu quả".

Đêm Đồng Tâm sau quyết định khởi tố vụ bắt giữ cán bộ

Gần hai tháng sau cuộc đối thoại với Chủ tịch Nguyễn Đức Chung, đêm qua, nhiều người dân thôn Hoành (Đồng Tâm, Hà Nội) mất ngủ. Họ mong chính quyền giải quyết "có lý có tình".



Thắng Quang

Bạn có thể quan tâm