Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thanh tra Chính phủ: Hàng trăm dự án điện mặt trời phê duyệt khống

Thanh tra Chính phủ chỉ rõ Bộ Công Thương đã phê duyệt hàng trăm dự án điện mặt trời với công suất vượt hàng chục lần Quy hoạch điện VII điều chỉnh là không có căn cứ pháp lý.

Trong thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quản lý thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình điện theo quy hoạch điện VII và điện VII điều chỉnh, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra loạt tồn tại, hạn chế, khuyết điểm và vi phạm của Bộ Công Thương liên quan đến việc bổ sung các dự án điện mặt trời, năng lượng tái tạo.

Cụ thể, Thanh tra Chính phủ chỉ rõ Bộ Công Thương đã không thực hiện đúng các quy định của Chính phủ, Thủ tướng khi phê duyệt bổ sung các dự án điện mặt trời.

Phê duyệt hàng loạt dự án không có căn cứ pháp lý

"Việc lập Quy hoạch phát triển điện mặt trời quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 là không đúng với thời kỳ quy hoạch đến năm 2020 đã được xác định rõ và không phù hợp với thời kỳ quy hoạch điện VII điều chỉnh 2016-2020", kết luận nêu.

Mặt khác, Bộ Công Thương đã chậm trễ trong việc lập quy hoạch. Quyết định của Thủ tướng ban hành ngày 11/4/2017 nhưng đến ngày 14/12/2018, Bộ mới trình Thủ tướng, tại thời điểm trình thì thời gian thi hành đã trôi qua 18,5 tháng (hết 3/4 thời gian).

Bên cạnh đó, cơ quan thanh tra cho rằng việc Bộ Công Thương viện dẫn Luật Quy hoạch không ghi chi tiết quy hoạch nguồn điện mặt trời là lý do để không có quy hoạch phát triển điện mặt trời đến năm 2020 là không phù hợp với các quy định.

Về việc phê duyệt bổ sung 168 dự án nguồn điện mặt trời với tổng công suất 14.707 MW vào quy hoạch điện lực các cấp giai đoạn 2016-2020, Thanh tra Chính phủ cho biết Bộ đã phê duyệt bổ sung vào quy hoạch điện lực cấp tỉnh 114 dự án điện mặt trời với tổng công suất 4.166 MW, trong khi chỉ có 14 dự án (870 MW) được phê duyệt trong quy hoạch.

"Bộ Công Thương phê duyệt 92 dự án với tổng công suất 3.194 MW có tiến độ vận hành trong giai đoạn 2016-2020 là không có căn cứ pháp lý về quy hoạch, vi phạm Quyết định 11/2017 của Thủ tướng", cơ quan thanh tra nêu.

bo cong thuong vi pham anh 1

Nhiều dự án điện mặt trời được Bộ Công Thương phê duyệt không căn cứ pháp lý quy hoạch. Ảnh: Quỳnh Danh.

Bên cạnh đó, tổng công suất nguồn điện mặt trời đến năm 2020 được phê duyệt tại Quy hoạch điện VII điều chỉnh là 850 MW. Tuy nhiên, Thanh tra Chính phủ cho biết Bộ Công Thương đã tham mưu, trình Thủ tướng phê duyệt bổ sung riêng lẻ 54 dự án với tổng công suất 10.521 MW vào quy hoạch điện VII điều chỉnh, trong khi không lập quy hoạch phát triển điện mặt trời quốc gia đến năm 2020 theo yêu cầu. Vì vậy, việc phê duyệt 54 dự án là không có căn cứ pháp lý về quy hoạch.

Đồng thời, kết luận chỉ ra Bộ Công Thương đã phê duyệt bổ sung các dự án điện mặt trời không quá 50 MW vào quy hoạch điện lực cấp tỉnh trên cơ sở đề nghị của các địa phương, chủ đầu tư, mà không lập quy hoạch điều chỉnh, dẫn tới việc bổ sung dự án không có căn cứ pháp lý, không có tính tổng thể, không có cơ sở quản lý, kiểm soát phê duyệt bổ sung.

"Việc phê duyệt 168 dự án với tổng công suất 14.707 MW/850 MW (tức cao gấp 17,3 lần so với tổng công suất được phê duyệt tại Quy hoạch điện VII điều chỉnh) là không có căn cứ về quy hoạch", Thanh tra chỉ rõ.

Trong đó, đáng chú ý là phê duyệt riêng lẻ 137 dự án với tổng công suất 9.366 MW có tiến độ vận hành trong giai đoạn 2016-2020. Đến cuối 2020, tổng công suất nguồn điện mặt trời nối lưới đã đầu tư thực tế là 8.642 MW, cao gấp 10,2 lần so với công suất đến năm 2020 được duyệt, thậm chí vượt công suất quy hoạch đến 2025.

Điện mặt trời mái nhà phát triển ồ ạt

Ngoài ra, cơ quan thanh tra chỉ ra nguồn điện mặt trời mái nhà cũng đã được đầu tư nhanh với công suất lớn (7.864 MW), nâng tổng công suất nguồn điện mặt trời lên thành 16.506 MW, cao gấp 19,42 lần so với công suất phê duyệt tại quy hoạch điện VII điều chỉnh...

Tổng công suất đặt nguồn điện mặt trời dự kiến vận hành thương mại trước năm 2020 đã ký hợp đồng mua bán điện là 5.088 MW, vượt xa mục tiêu Quy hoạch điện VII điều chỉnh (850 MW). Ngoài giá FIT trả cho chủ đầu tư, chi phí hệ thống tăng thêm ít nhất là 5,5 cent/kWh.

Đáng chú ý, kết luận thanh tra chỉ rõ có sự không đồng bộ giữa việc bổ sung quy hoạch từng dự án, không có quy hoạch tổng thể và đồng bộ với lưới điện đi kèm - với tiến độ xây dựng lưới điện 3-5 năm, chậm hơn nhiều so với tiến độ vận hành của điện mặt trời.

"Trách nhiệm chính những khuyết điểm, vi phạm trên thuộc về Bộ Công Thương, ngoài ra còn có trách nhiệm liên quan của UBND các tỉnh đề xuất đầu tư dự án", kết luận nêu rõ.

bo cong thuong vi pham anh 2

Bộ Công Thương cũng có nhiều vi phạm trong tham mưu ban hành cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời. Ảnh: Quỳnh Danh.

Ngoài ra, kết luận còn chỉ ra những vi phạm trong tham mưu ban hành cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời của Bộ Công Thương, dẫn tới 14 dự án điện mặt trời được hưởng giá ưu đãi 9,35 cent/kWh không đúng đối tượng. Từ năm 2020 đến ngày 30/6/2022, tổng số tiền mà EVN phải thanh toán nhiều hơn khoảng 1.481 tỷ đồng.

Cơ quan thanh tra cho biết Bộ Công Thương cũng tham mưu điều kiện để các dự án điện mặt trời nối lưới được áp dụng giá FIT 7,09 cent/kWh là trái với kết luận của Thường trực Chính phủ, dẫn đến 14 dự án được hưởng giá FIT 7,09 UScent/kWh không đúng đối tượng.

Hơn nữa, Bộ tham mưu ban hành thời hạn áp dụng giá FIT đối với các dự án điện mặt trời nối lưới, giá mua điện từ các hệ thống điện mặt trời mái nhà 20 năm là quá dài. Và việc tham mưu giá cố định tính theo đồng USD tương ứng với từng thời điểm vận hành thương mại sẽ tạo ra nhiều mức giá khác nhau, gây khó khăn trong công tác quản lý.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng chưa hoàn thành một số nhiệm vụ được giao như chưa tham mưu về quy định đấu thầu, chậm trễ ban hành cơ chế mua điện từ các dự án điện mặt trời, điện gió sau khi cơ chế cũ hết thời hạn áp dụng giá ưu đãi, chậm trễ trong thực hiện thị trường bán buôn điện cạnh tranh...

Độc giả ZNews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...

Chuỗi siêu thị Emart của Thaco thu hơn 8 tỷ đồng/ngày

Doanh thu hoạt động thương mại dịch vụ và bán lẻ của hệ thống siêu thị Emart trong năm 2023 ước đạt 3.000 tỷ đồng. Hai năm tới sẽ mở thêm 2 siêu thị Emart tại Hà Nội và Đồng Nai.

Chủ tịch một doanh nghiệp đầu mối xăng dầu bị hoãn xuất nhập cảnh

Cục Thuế tỉnh Nghệ An đã thông báo tạm hoãn xuất cảnh đối với bà Chu Thị Thành - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Thiên Minh Đức do đơn vị này chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

Lợi nhuận công ty mẹ Sabeco đi lùi

ThaiBev - công ty mẹ của Sabeco - ghi nhận một năm kinh doanh không mấy khả quan khi lợi nhuận sau thuế đạt hơn 21.000 tỷ đồng, giảm 11% so với cùng kỳ.

Gia vang kho tang tuan toi hinh anh

Giá vàng khó tăng tuần tới

0

Biến động của giá vàng thế giới sẽ tác động trực tiếp tới giá vàng trong nước. Trong cuộc khảo sát mới nhất, các chuyên gia Phố Wall dự báo giá kim quý sẽ đi ngang tuần tới.

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm