Trước rằm tháng Giêng một ngày, nhiều du khách thảnh thơi làm lễ ở đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh) - nơi được nhiều người xem là nổi tiếng về việc "vay" và "xin lộc" đầu năm.
Với quan niệm "Đầu năm vay Bà, cuối năm trả nợ" nên cứ đầu năm, đặc biệt là ngày rằm tháng Giêng, nhiều khách thập phương về đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh) để làm lễ cầu lộc, vay lộc. Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, lúc 8h sáng nay (1/3), khu vực này thưa thớt người.
Đại diện ban quản lý đền cho biết từ ngày mùng 4 Tết đã có rất đông du khách, cao điểm vào ngày 12, 13/1 tháng Giêng (tức ngày 27, 28/2) là ngày giỗ Bà Chúa Kho. "Gần ngày rằm nên mọi người làm lễ ở nhà. Các đoàn du xuân thường đi trong một tuần nên sau rằm mới tấp nập”, đại diện ban quản lý đền nói.
Khu vực hóa vàng lác đác bóng người.
Tại khu vực sắp lễ, người dân thoải mái sắp xếp đồ lễ dâng Bà Chúa Kho, không phải đứng đợi mâm, đĩa như những ngày trước.
Bên trong các đền thờ không xảy ra tình trạng chen lấn xô đẩy.
Các giá để đồ lễ vẫn còn nhiều chỗ trống.
Đến gần trưa, lượng người đổ về bắt đầu đông.
Dâng mâm lễ nhiều tiền vàng, một du khách đến từ Thái Nguyên chia sẻ: “Đây là năm đầu tiên tôi đi lễ ở đền Bà Chúa Kho nên muốn đầy đủ một chút, hy vọng sẽ xin được nhiều tài lộc trong năm nay”.
Rất đông người đứng bên ngoài "đệ nhất cung" để vái vọng vào trong. Có người còn thả tiền lẻ qua khe cửa.
Giá của mỗi mâm lễ được sắp sẵn từ 300.000 - 500.000 đồng, nhiều người dâng lên tiền vàng với mong muốn “vay” được nhiều vốn để làm ăn.
Hai người phụ nữ túc trực rút hương đảm bảo người đến sau luôn có chỗ cắm.
Tình trạng khấn thuê vẫn diễn ra trong đền từ nhiều năm nay.
Sau khi lễ, người đi vay gửi lại đồ mã tại “kho” và xin lộc rơi lộc vãi.
Sau Tết, người dân làng nghề làm vàng mã truyền thống Phúc Am (Thường Tín, Hà Nội) căng mình làm việc để hoàn thiện đơn hàng giao cho khách phục vụ nhu cầu đi lễ đầu năm.
Hàng trăm người dân ở một làng ngoại thành Hà Nội đổ ra sân đình xin lửa từ khối vàng mã đang cháy ngùn ngụt rồi mang về nhà với hy vọng cả gia đình sẽ có lộc trong năm mới.
Không chỉ là vật phẩm cúng tiến của người sống đối với người đã khuất, vàng mã là một phần của văn hóa lễ lội. Tuy nhiên, việc hóa vàng ở nhiều nơi hiện biến tướng, lãng phí.