Để dỡ bỏ được khối đá vào ngày 5/6, Hội đồng thành phố đã phải đấu tranh suốt gần 2 năm, theo CNN.
“Chế độ nô lệ từng được áp dụng tại nhiều bang của Mỹ trước cuộc nội chiến”, nhà sử học chính của thành phố, ông John Hennessy cho biết. “Đối với nhiều người, bục đấu giá nô lệ là hiện thân của nỗi đau ở hiện tại và trong quá khứ”.
Để dỡ bỏ được khối đá vào ngày 5/6, Hội đồng thành phố đã phải đấu tranh suốt gần 2 năm. Ảnh: CNN. |
Bục đấu giá từng là nơi bày bán nô lệ người da màu. Giờ đây, bục đá này trở thành địa điểm tập trung người biểu tình chống nạn phân biệt chủng tộc.
“Tôi nghĩ khối đá sẽ bị dỡ bỏ khi hàng trăm người kêu gọi thành phố làm điều này”, Uỷ viên Hội đồng thành phố Chuck Frye cho biết.
Là một người sinh ra và lớn lên tại Fredericksburg, ông Frye nhận xét: “Những kẻ phân biệt chủng tộc thích khối đá này, các nhà sử học thì hiểu giá trị của nó trong khi cộng đồng người da màu lại cảm thấy bị đe doạ”.
Ông Chuck Frye, ủy viên người Mỹ gốc Phi duy nhất tại Hội đồng thành phố, từng đề xuất dỡ bỏ bục đấu giá nô lệ vào năm 2017, thời điểm diễn ra phong trào biểu tình tại Charlottesville, bang Virginia.
Bục đấu giá từng là nơi bày bán nô lệ người da màu. Ảnh: CNN. |
Khi ấy, các thành viên của Hội đồng thành phố đã bỏ phiếu để giữ lại bục đấu giá nô lệ với lý do bảo tồn lịch sử. “Tôi cảm thấy bị cô lập. Song tôi quyết định sẽ cố gắng. Tôi không được lãng phí chiếc ghế Uỷ viên Hội đồng”, ông Frye nói.
Sau nhiều tháng đấu tranh với các vấn đề pháp lý và vượt qua trở ngại của dịch Covid-19, Hội đồng thành phố đã chính thức dỡ bỏ bục đấu giá nặng khoảng 363 kg vào sáng 5/6.