Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Thành phố ma' sau thảm họa kinh hoàng

Những chiếc ô tô rỉ sét, bể bơi trống rỗng hay đu quay đóng băng là hình ảnh hoang tàn tại Pripyat, Ukraine, gần 30 năm sau thảm họa nguyên tử Chernobyl.

Một hồ bơi trở thành phế liệu sau vụ nổ

Bằng cách sử dụng máy quay gắn trên thiết bị không người lái, nhà sản xuất phim tài liệu Danny Cooke đã ghi lại hình ảnh hoang tàn tại khu vực từng là nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraine, 30 năm sau vụ tai nạn nghiêm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân, theo Daily Mail. Một bánh xe Ferris nằm lăn lóc, những cánh rừng bị ô nhiễm và những bể bơi trống rỗng là những gì còn sót lại của một thành phố bị tàn phá sau thảm họa. Ảnh: Caters News Agency

 

q

“Chernobyl là một trong số những nơi nguy hiểm nhất mà tôi từng tới. Thảm họa hạt nhân xảy ra năm 1986 tác động tới cuộc sống của rất nhiều người", đạo diễn Cooke chia sẻ. Ông đã khám phá Chernobyl và các thành phố bị bỏ hoang gần Pripyat, Ukraina. “Dù không gian xung quanh thanh bình, người ta vẫn không thể né tránh cảm giác lạnh người khi ở nơi này”. Ảnh: Caters News Agency

a
Thảm họa Chernobyl xảy ra ngày 26/4/1986 khi lò phản ứng số 4 thuộc nhà máy điện nguyên tử phát nổ. Vụ nổ đã tung một số lượng lớn các hạt phóng xạ từ nhà máy lan rộng ra nhiều vùng phía tây Liên bang Xô Viết, Đông và Tây Âu, Scandinavia, Anh và phía đông nước Mỹ. Nhiều vùng rộng lớn thuộc Ukraine, Belarus và Nga bị ô nhiễm nghiêm trọng, dẫn tới việc phải sơ tán và tái định cư cho hơn 336.000 người. Khoảng 60% đám mây phóng xạ đã rơi xuống Belarus. Ảnh: Coolpix
a
Hàng trăm mặt nạ phòng khí nằm la liệt bên  trong một tòa nhà ở Pripyat. Mặc dù hàng chục nghìn người đã sơ tán khỏi khu vực này, nhiều người khác không chịu di dời. Lượng bức xạ từ vụ nổ lớn hơn gấp 400 lần so với bom nguyên tử Mỹ thả xuống Hiroshima của Nhật Bản trong Thế chiến II. Ảnh: Cater News Agency
Ảnh: Galleryhip
Các nhà khoa học khẳng định khu vực này không phải là nơi sinh sống an toàn của người dân trong vòng 20.000 năm. Ảnh: Galleryhip

Khám phá hầm trú ẩn hạt nhân sức chứa 2.700 người tại Nga

Hầm trú ẩn hạt nhân số 1 tại Moscow có thể che chắn cho 2.700 người nếu thảm họa tấn công hạt nhân xảy ra.

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm