'Thành phố ma' Pripyat hoang tàn hơn 30 năm sau thảm họa Chernobyl
Chủ nhật, 7/4/2019 07:53 (GMT+7)
07:53 7/4/2019
Sách ảnh của David McMillan đưa ra góc nhìn đáng kinh ngạc về "thành phố ma" Pripyat, Ukraine, hơn 30 năm sau thảm họa hạt nhân Chernobyl khiến toàn bộ cư dân phải sơ tán.
Khi nhiếp ảnh gia David McMillan lần đầu đến thăm thành phố Pripyat năm 1994, ông vẫn nghĩ sẽ bị hạn chế tác nghiệp tại đây. Bởi chỉ tám năm trước, lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy điện Chernobyl đã phát nổ, buộc cư dân toàn khu vực phải sơ tán vì ảnh hưởng của bụi phóng xạ. Tuy nhiên, không những được tự do đi lại trong khu vực, nhiếp ảnh gia McMillan còn được tiến vào trong đống đổ nát của lò phản ứng hạt nhân.
"Cái khó là phải tìm được người có thể đưa tôi vào trong. Tôi không biết phải đi đâu. Tôi thấy thương cho các tài xế và phiên dịch đi cùng. Tôi không ý thức được tình trạng nguy hiểm. Mọi người chỉ khuyên tôi rằng một số khu vực bị nhiễm xạ nặng, và tôi chỉ nên dành một hoặc hai phút để chụp ảnh ở đó", ông McMillan nói với CNN. Giờ đây, 200 bức ảnh của McMillan đã được xuất bản thành cuốn sách sắp ra mắt: "Phát triển và Suy tàn: Pripyat và Khu vực cách ly Chernobyl". Cuốn sách mang đến góc nhìn đáng kinh ngạc về "thành phố ma" hầu như không bị ảnh hưởng sau thảm họa, mà chỉ có vết tích của thời gian.
Thành phố Pripyat, thuộc Ukraine ngày nay, là một phần của Liên bang Xô Viết tại thời điểm xảy ra thảm họa - tháng 4/1986. Được xây dựng từ những năm 70 để phục vụ công nhân của nhà máy điện, Pripyat từng là nhà của khoảng 30.000 người.
"Trong quá khứ chắc nơi đây phải đẹp lắm. Vào thời điểm đó, đây được coi là một trong những thành phố đáng sống nhất ở Liên Xô. Có rất nhiều trường học và bệnh viện, trung tâm thể thao và văn hóa. Vì vậy đây từng là thành phố kiểu mẫu", ông McMillan nói. Những tòa nhà tiện nghi này hiện bị bỏ không, mục nát và gỉ sét. Nhiều bức ảnh của McMillan - chụp lại hồ bơi trống không hay những nhà thờ đổ - cho thấy cư dân thành phố đã được sơ tán đột ngột như thế nào.
"Nếu bạn bỗng dưng phát hiện ra thành phố này, bạn sẽ không hiểu nơi đây là gì, thậm chí không thể tưởng tượng được đây từng là biểu tượng quốc gia. Pripyat tượng trưng cho những ký ức về Liên Xô của chúng ta đang tan biến vào lịch sử", nhiếp ảnh gia McMillan nói.
Nhân vật trong ảnh của McMillan là những người ông gặp gỡ tại khu vực cách ly, bao gồm các kỹ sư, người lao động và nhà khoa học, vốn đến đây để bắt động vật hoang dã phục vụ mục đích nghiên cứu tác động của phóng xạ. "Vấn đề là phóng xạ không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Khi vào đây, tôi thường mang theo thiết bị đo phóng xạ, nhưng mức độ ở từng khu vực là khác nhau", ông McMillan nói.
Tuy nhiên, mức độ phóng xạ đang giảm dần theo thời gian. "Giờ đây mối đe dọa thực sự là các tòa nhà đang sụp đổ. Đôi khi trông chúng có vẻ yếu ớt, và khi đi qua những công trình này, chúng ta không biết được điều gì sẽ xảy ra", nhiếp ảnh gia 73 tuổi nói với CNN.
Sau nhiều chuyến viếng thăm Khu vực cách ly, ông McMillan miêu tả: "Khi đi vào một số trường mẫu giáo, có thể thấy rất nhiều đồ chơi của trẻ em. Tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp đã tăng vọt sau thảm họa".
Sân chơi và những mô hình đu quay, cầu trượt cho trẻ em cũng ghi dấu đầy những vết tích của thời gian. Những đứa trẻ từng chơi đùa ở đây giờ đã ở tuổi 30 hoặc ngoài 40.
Khi con người biến mất, thiên nhiên bắt đầu xâm lấn vào các công trình. Trong không khí ảm đạm của các bức ảnh, người ta cũng thấy xuất hiện cây cối và hoa nở rộ. "Khi không có con người, cây cối tự do phát triển theo cách rất hoang dã. Tôi rất phấn khích khi thấy sự sống được tái sinh", ông McMillan nói thêm.
Tròn 73 năm sau ngày Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản, thị trưởng thành phố Hiroshima một lần nữa kêu gọi tất cả các nước nỗ lực vì một thế giới không vũ khí hạt nhân.
Hơn 30 năm sau vụ nổ, Chernobyl giờ trở thành điểm du lịch hút khách với mặt nạ phòng độc hình thù kỳ dị, kem ốc quế "phóng xạ" và một chương trình nghệ thuật đa phương tiện.
Theo Điện Kremlin, ông Trump bày tỏ mong muốn tạo ra hòa bình, nhưng chính quyền Biden đang làm mọi cách để leo thang tình hình, khiến các thỏa thuận hòa bình trở nên khó khăn hơn.