Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thành phố Hải Phòng nhìn từ trên cao

Sau 60 năm giải phóng, Hải Phòng trở thành đô thị xanh, văn minh, hiện đại, trung tâm dịch vụ, công nghiệp lớn.

Tượng đài nữ tướng Lê Chân là một trong những biểu tượng của thành phố Hải Phòng từ nhiều năm nay. Khởi công xây dựng năm 1999, khánh thành năm 2000, tượng được đúc bằng đồng, cao 7,5 m nặng 19 tấn.

Dải công viên trung tâm được ví như lá phổi xanh của thành phố.
Hoa phượng đỏ được chọn là biểu trưng của thành phố Hải Phòng.
Cầu Bính dài hơn 1 km, rộng 22,5 m với 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ, bắc qua sông Cấm nối thành phố Hải Phòng với huyện Thủy Nguyên và là hướng đi Quảng Ninh. Cầu được khánh thành vào ngày 13/5/2005.
Cầu Rào 2 được khánh thành vào cuối năm 2012. Cầu này bắc qua sông Lạch Tray, được đánh giá là đẹp và hiện đại nhất Hải Phòng, nối quận Lê Chân với quận Dương Kinh.
Đường Lê Hồng Phong được thiết kế 4 làn xe với 3 dải phân cách cứng, đường gom 2 bên và có chiều rộng 64 m có tổng chiều dài khoảng 5 km. Đây cũng là tuyến đường chính từ trung tâm thành phố ra sân bay Cát Bi.
Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc tế Hải phòng được xây dựng trên diện tích 47 ha với số vốn gần trăm tỷ đồng, đưa vào khai thác từ năm 2004. Trong đó, tòa nhà cánh diều rộng 8.000 m2 được kỳ vọng sẽ trở thành địa điểm lý tưởng để tổ chức các sự kiện, thu hút đầu tư và các hoạt động thương mại, dịch vụ khác.
Nút giao quốc lộ 5B (cao tốc Hà Nội - Hải Phòng) là đường giao thông huyết mạch nối cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia Hải Phòng với thủ đô Hà Nội.
Nút giao thông quốc lộ 5A vào Hải Phòng là đường giao thông huyết mạch giữa thành phố cảng với thủ đô Hà Nội. 
Cảng Hải Phòng lớn nhất miền Bắc, thứ 2 cả nước, là cửa ngõ quốc tế của Việt Nam. Cảng nằm tại địa phận hai quận Hồng Bàng và Ngô Quyền.

Mạnh Thắng

Bạn có thể quan tâm