Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thanh niên xung phong thời chống Mỹ qua ống kính Mầu Hoàng Thiết

Những hình ảnh của nhiếp ảnh gia Mầu Hoàng Thiết (1930- 2020) ghi lại lực lượng thanh niên xung phong thời chống Mỹ không ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc...

70 nam ngay truyen thong Thanh nien xung phong anh 1

Với niềm tin, lòng trung thành vô hạn với Đảng, với Bác Hồ, lực lượng Thanh niên xung phong đã có mặt ở những nơi khó khăn nhất để chiến đấu, phục vụ chiến đấu, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và phát triển kinh tế xã hội. Trong ảnh là Đại đội thanh niên xung phong 759 Quảng Bình, cho xe ra tiền tuyến trên đường mòn Hồ Chí Minh, năm 1967.

70 nam ngay truyen thong Thanh nien xung phong anh 2

Mở đường lúc hoàng hôn, năm 1967.

70 nam ngay truyen thong Thanh nien xung phong anh 3

Thanh niên xung phong C759 Quảng Bình mở nhánh đường Trường Sơn năm 1967.

70 nam ngay truyen thong Thanh nien xung phong anh 4

Chia sẻ kinh nghiệm đánh bom mở đường, năm 1967.

70 nam ngay truyen thong Thanh nien xung phong anh 5

Chuẩn bị cho hành trang sau chiến tranh, năm 1967.

70 nam ngay truyen thong Thanh nien xung phong anh 6

Chia sẻ nỗi nhớ lúc bình minh, năm 1967.

70 nam ngay truyen thong Thanh nien xung phong anh 7

Tiếng hát át tiếng bom, bẩy đá mở đường năm 1967.

70 nam ngay truyen thong Thanh nien xung phong anh 8

Xung kích Nhà máy Điện Yên Phụ hàn tuốt bin phát điện sau các trận bom, năm 1965.

70 nam ngay truyen thong Thanh nien xung phong anh 9

Thực hiện Nghị quyết 181 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác thanh niên thời chiến tranh, Đoàn Thanh niên Nhà máy Cơ khí Nông nghiệp Hà Nội thi đua lập thành tích cung cấp nhiều máy công nghiệp đạt tiêu chuẩn vào hợp tác xã, năm 1967.

70 nam ngay truyen thong Thanh nien xung phong anh 10

Sinh viên Trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội chuẩn bị sẵn sàng ứng cứu cầu Long Biên khi bị bắn phá, năm 1967. Ảnh do Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV cung cấp.

Nét đẹp của phụ nữ xưa qua ảnh tư liệu của Viện Viễn Đông Bác Cổ

Không chỉ giới thiệu những hình ảnh quý về Đông Dương, sách còn là sợi dây nối liền ký ức thông qua nét đẹp của phụ nữ Việt Nam khi ngược dòng thời gian trở về đầu thế kỷ 20.

Ảnh về Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20 qua sách 'Ký ức Đông Dương'

Những bức ảnh quý này được lưu trữ tại Viện Viễn Đông Bác Cổ, phản ánh tự nhiên, văn hóa, con người, thiên nhiên, di sản của Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ 20.

Người chụp chân dung các nhà thơ trong ‘Thi nhân Việt Nam’ là ai?

Nguyễn Vỹ rất ngạc nhiên khi thấy bức ảnh do Thế Lữ chụp mình hôm đó có trong cuốn "Thi nhân Việt Nam" của Hoài Thanh và Hoài Chân.

Minh Châu

Bạn có thể quan tâm