Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thanh niên học được gì khi đi bộ đội?

Vào quân đội, thanh niên sẽ được trang bị kiến thức quân sự, điều lệnh đội ngũ, kỹ thuật chiến đấu bộ binh… để là lực lượng sẵn sàng bảo vệ tổ quốc khi có tình huống xảy ra.

Trao đổi với Zing.vn tại lễ giao nhận quân ngày 14/2, thượng tá Nguyễn Ngọc Sơn, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện Đan Phượng (Hà Nội), cho rằng môi trường quân đội sẽ giúp các công dân trẻ rèn luyện mọi mặt; đồng thời, trang bị kiến thức quân sự để họ trở thành lực lượng bảo vệ bảo vệ tổ quốc và nhân dân.

- Trong 2 năm nhập ngũ, tân binh sẽ trải qua các bài huấn luyện gì?

- Tân binh vào quân đội sẽ được trang bị các kiến thức quân sự, từ kỹ năng giao tiếp, ăn ở, cho đến các động tác điều lệnh đội ngũ, kỹ thuật chiến đấu bộ binh... để trở thành lực lượng sẵn sàng bảo vệ tổ quốc và quê hương khi có tình huống xảy ra.

tan binh hoc gi khi di bo doi anh 1
Thượng tá Nguyễn Ngọc Sơn - Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện Đan Phượng. Ảnh: Quang Anh.

Tân binh qua đó sẽ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ điều kiện, yếu tố tham gia các nhiệm vụ của cấp trên giao phó. Thông qua tổ chức huấn luyện, rèn luyện ở các đơn vị quân đội, tân binh sẽ trưởng thành mọi mặt, có nhận thức về chính trị, ý thức trách nhiệm, kiến thức về quân sự, được rèn luyện thể chất. Sau 2 năm trong quân ngũ, tân binh sẽ cứng cáp và trưởng thành hơn so với thời gian trước khi các cháu nhập ngũ.

- Làm thế nào để tránh tân bình đào ngũ, bỏ ngũ trong thời gian thực hiện nghĩa vụ?

- Chúng tôi đặc biệt quan tâm tới gia đình các cháu có hoàn cảnh khó khăn. Trong thời gian các cháu tại ngũ, Ban chỉ huy quân sự huyện thường xuyên phối hợp với UBND các xã, thị trấn tới đơn vị đóng quân để động viên tân binh, cũng như đến gia đình các cháu thăm hỏi. Việc này sẽ giúp các cháu yên tâm công tác trong môi trường quân đội.

Gia đình tân binh có hoàn cảnh khó khăn sẽ được Ban chỉ huy quân sự huyện và địa phương hỗ trợ phát triển kinh tế. Sau khi ra quân trở về địa phương, các cháu có thể tham gia phát triển kinh tế gia đình. Những năm qua, huyện Đan Phượng không có trường hợp đào ngũ, bỏ ngũ.

- Ở Đan Phượng, bao nhiêu phần trăm tân binh ra quân có việc làm ổn định?

- Sau khi tiếp nhận các cháu xuất ngũ trở về địa phương, chúng tôi có trách nhiệm nắm tư tưởng bản thân họ và gia đình. Ban chỉ huy quân sự huyện sẽ phối hợp với Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, các nhà trường, doanh nghiệp trên địa bàn huyện tổ chức hội nghị tư vấn, giới thiệu việc làm, học nghề cho họ, tạo điều kiện cho công dân sau khi thực hiện tại ngũ trở về tham gia xây dựng gia đình, quê hương đất nước. Các tân binh chính là nguồn nhân lực kế cận cho cán bộ xã, thị trấn sau này.

tan binh hoc gi khi di bo doi anh 2
Trong đợt giao nhận quân ngày 14/2, Hà Nội có 3.500 công dân lên đường nhập ngũ. Ảnh: Tiến Tuấn.

Sau 2 năm thực hiện nghĩa vụ quân sự, cơ bản các cháu trưởng thành về mọi mặt. Họ có nhận thức đúng đắn, sức khỏe, hiểu biết, năng động, rất sáng tạo khi tham gia công tác xã hội ở địa phương.

Nhiều cháu tiếp tục phát triển chuyên môn của mình trước khi nhập ngũ, trở thành những doanh nhân thành đạt hay cán bộ công chức ưu tú ở các tổ chức chính trị, xã hội trên địa bàn. 

Cảm xúc lẫn lộn trước khi lên đường nhập ngũ Sáng 14/2, UBND huyện Đan Phượng tổ chức lễ nhập ngũ 2017. Bên cạnh sự hào hứng là những giọt nước mắt xúc động, những cái ôm nghẹn ngào của nhiều chiến sĩ, gia đình và người thân.

Tân binh ôm chầm Chủ tịch Hà Nội trước lúc nhập ngũ

Những cái ôm thật chặt, những lời động viên, giọt nước mắt và nụ cười hẹn gặp lại trong thời khắc tiễn thanh niên thủ đô lên đường nhập ngũ khiến nhiều người bồi hồi xúc động.



Quang Anh thực hiện

Bạn có thể quan tâm