Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thành công của xử lý nợ xấu là không sử dụng ngân sách

Ông Trương Văn Phước – Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia đánh giá, thành công lớn của xử lý nợ xấu trong thời gian qua là không sử dụng ngân sách Nhà nước.

Tại buổi Hội thảo “Định vị hệ thống ngân hàng sau tái cơ cấu”, ông Trương Văn Phước – Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia đánh giá rằng “thành công lớn của xử lý nợ xấu trong thời gian qua là không sử dụng ngân sách Nhà nước và vay nợ nước ngoài, từ đó không ảnh hưởng tới nợ công và nguồn ngân sách hạn hẹp, phù hợp với tâm lý xã hội”.

Ông cũng nhận định, tái cơ cấu là quá trình tương đối dài, kỳ vọng vào sự phục hồi của thị trường bất động sản sẽ làm giá trị tài sản đảm bảo gia tăng, tăng khả năng thu hồi nợ, giá trị thu hồi nợ. Đồng thời nhiều tài sản đảm bảo chưa có đầy đủ thủ tục pháp lý sẽ được hoàn thiện và làm tăng giá trị thu hồi khoản vay.

Kết quả, sau gần 4 thực hiện tái cơ cấu, vấn đề thanh khoản được xử lý triệt để, có 9 tổ chức tín dụng được sáp nhập, hợp nhất vào tổ chức tín dụng khách, 4 tổ chức tín dụng được mua lại, trong đó có 3 ngân hàng được mua lại với giá “0 đồng”. Số cặp tín dụng sở hữu chéo trực tiếp lẫn nhau đã giảm từ 7 cặp trong năm 2012 xuống còn 3 cặp vào thời điểm hiện tại. 

Quá trình tai cấu trúc, chất lượng quản trị điều hành cảu các ngân hàng sau sáp nhập, mua lại cũng đã được nâng cao đáng kể do được các ngân hàng thương mại lớn hỗ trợ về quản trị điều hành, nhân sự và tài chính (như BIDV với Sài Gòn, VCB tại Ngân hàng Xây dựng…). 

Tỉ lệ nợ xấu từ mức 17% tháng 9/2012 đã giảm còn mức 3% vào tháng 9/2015 với tổng số nợ xấu đã xử lý đạt 424.000 tỷ đồng, tương đương 90% tổng số nợ xấu. 

Còn theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch HĐTV Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), tính đến ngày 20/102015, VAMC đã phát hành trái phiếu đặc biệt mua nợ xấu đạt 218.901 tỷ đồng tổng giá trị dư nợ gốc nội bảng, 191.381 tỷ đồng giá mua nợ. 

Ông Hùng nêu quan điểm, VAMC là công cụ hữu hiệu trong quá trình xử lý nợ xấu không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước của Việt Nam, mà kết quả là sau 2 năm đi vào hoạt động để giúp cho các tổ chức tín dụng giảm được dư nợ xấu hơn 225.602 tỷ đồng, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thông qua cơ cấu nợ, miễn giảm lãi, tiếp cận được vốn vay của tổ chức tín dụng.

Xử lý nợ xấu: Ngân hàng cũng khóc!

Xử lý nợ xấu đang… tắc mà nút thắt lại nằm chính ở khâu xử lý tài sản đảm bảo. Đại diện nhiều ngân hàng (NH) cho hay, đang khá ngán ngẩm khi nhiều khách hàng “trơ lỳ” không trả nợ.

 

Phương Diệp

Bạn có thể quan tâm