Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Tham vọng ôtô điện mờ ảo của đế chế bất động sản Trung Quốc

Dù gánh khoản nợ khổng lồ, China Evergrande Group - tập đoàn bất động sản hàng đầu Trung Quốc - vẫn gây xôn xao khi tìm cách tấn công thị trường ôtô điện.

China Evergrande Group anh 1

Theo Wall Street Journal, hồi tháng 8/2020, các vị khách trong bữa tối riêng tư của tỷ phú Jack Ma chăm chú theo dõi từng lời ăn tiếng nói của người đàn ông tự nhận là "nhân viên bán xe".

Đó là tỷ phú Hứa Gia Ấn, Chủ tịch China Evergrande Group - tập đoàn bất động sản lớn nhất Trung Quốc. Tập đoàn của ông Hứa đã công khai một kế hoạch sản xuất xe điện táo bạo. Mục tiêu của ông là vượt qua Tesla và các tên tuổi khác để trở thành nhà sản xuất xe điện "lớn mạnh nhất thế giới" vào năm 2025.

Chính phủ Trung Quốc nỗ lực đưa đất nước 1,4 tỷ dân trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về xe điện. Trong thị trường xe điện nhỏ nhưng phát triển nhanh chóng, hàng chục startup đang tranh giành thị phần.

Trong tháng 4, vốn hóa của China Evergrande New Energy Vehicle Group Ltd., hay Evergrande Auto, đã tăng vọt lên khoảng 87 tỷ USD, nhiều hơn hầu hết nhà sản xuất ôtô trên thế giới như Ford Motor và General Motors. Vốn hóa của Evergrande Auto thậm chí gấp 4 lần công ty mẹ, ngay cả khi công ty chưa bán bất cứ chiếc xe nào.

China Evergrande Group anh 2

Tỷ phú Hứa Gia Ấn, Chủ tịch China Evergrande Group - tập đoàn bất động sản lớn nhất Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg.

Lối đi kỳ lạ

Các nhà sản xuất xe điện khác đốt hàng tỷ USD để phát triển một mẫu xe. Evergrande cho biết họ đang phát triển cùng lúc 14 mẫu. Dù không có nền tảng kỹ thuật hay công nghiệp, công ty xây dựng hàng loạt nhà máy.

Màn ra mắt của Evergrande tại triển lãm Ôtô Thượng Hải đưa ra nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời. Gian hàng của công ty rộng tương đương gian hàng BMW, trưng bày 9 chiếc xe điện đầu tiên của Evergrande. Các chiếc xe bắt mắt nhưng chỉ là mô hình, không thể hoạt động với cửa sổ bằng nhựa.

Trong một cuộc họp hồi cuối tháng 3, ông Hứa cho biết công ty có kế hoạch bắt đầu sản xuất thử nghiệm vào cuối năm 2021, lùi từ mốc thời gian ban đầu là tháng 9/2020. Do đó, phải đến năm 2022, Evergrande mới có thể giao xe.

"Những chiếc xe của họ chỉ trông tuyệt trên PowerPoint. Nếu Evergrande có khả năng sản xuất ôtô, cũng mất rất nhiều thời gian để các chiếc xe được tung ra thị trường", ông Hu Zhenfang, Giám đốc trải nghiệm người dùng tại nhà sản xuất xe điện Arcfox, nhận định.

Nếu muốn "chuyển làn và vượt", chúng tôi phải đi trên một con đường khác thường. Đó là con đường chưa nhà sản xuất ôtô nào từng đi từ trước đến nay

Tỷ phú Hứa Gia Ấn

"Chúng tôi không có công nghệ và kinh nghiệm trong việc chế tạo ôtô", ông Hứa từng thừa nhận một hội nghị ở Quảng Châu hồi năm 2019. "Nếu muốn 'chuyển làn và vượt', chúng tôi phải đi trên một con đường khác thường. Đó là con đường chưa nhà sản xuất ôtô nào từng đi từ trước đến nay", ông nhấn mạnh.

Theo Wall Street Journal, một phần trong "con đường khác thường" của ông là chiến lược "mua, mua và mua", bao gồm mua lại một nhà sản xuất siêu xe Thụy Điển, nhà sản xuất pin Trung Quốc và nhà phát triển hệ thống truyền động điện Anh.

Theo ông Bill Russo, nhà sáng lập công ty tư vấn Automobility, chưa có ai tạo ra một nhà sản xuất ôtô bằng các gắn nhiều bộ phận với nhau như vậy.

Tập đoàn bất động sản của ông Hứa đã trải qua một vài năm sóng gió. Evergrande gánh khoảng 110 tỷ USD nợ sau 10 năm mở rộng thần tốc. Tập đoàn đang cố gắng huy động thêm vốn, trong khi giới chức trách lo ngại rằng những khoản vay lớn của các tập đoàn bất động sản có thể gây bất ổn kinh tế.

Công ty chật vật sống sót sau cuộc khủng hoảng tiền mặt hồi năm ngoái. Evergrande đã thuyết phục các chủ nợ cho phép hoãn trả 19 tỷ USD đến hạn vào tháng 9.

China Evergrande Group anh 3

Trung tâm nghiên cứu và phát triển ôtô của Evergrande nằm gần nhà máy ôtô của công ty ở Thượng Hải. Ảnh: Wall Street Journal.

Do đó, mảng kinh doanh xe điện của Evergrande có thể cứu nguy cho tập đoàn. Hồi đầu năm 2021, công ty tiết lộ đã huy động 3,35 tỷ USD bằng cách bán 9,75% cổ phần của Evergrande Auto cho 6 nhà đầu tư. Họ đều là các đại gia Hong Kong và Trung Quốc có mối quan hệ thân thiết với ông Hứa, bao gồm ông Liu Minghui, Chủ tịch China Gas Holdings Ltd.

Thỏa thuận đẩy giá cổ phiếu của nhà sản xuất ôtô tăng vọt. Tháng này, Evergrande tiết lộ đang bán thêm 2,66% cổ phần Evergrande Auto với giá 1,36 tỷ USD.

Evergrande đã bước vào cuộc đua đúng lúc. Giới phân tích dự báo doanh số xe điện tại Trung Quốc sẽ tăng nhanh. Công ty môi giới HSBC Qianhai ước tính xe điện có thể chiếm 58% doanh số bán xe ở đất nước 1,4 tỷ dân, tương đương 15 triệu chiếc.

Các startup xe điện của Trung Quốc, nhất là NIO Inc., XPeng Inc. và Li Auto Inc., đã thu hút sự chú ý của giới đầu tư trong những tháng qua.

Sức mạnh tổng hợp

Người phát ngôn của Evergrande khẳng định bất động sản và sản xuất ôtô sẽ tạo "sức mạnh tổng hợp". Theo đó, 6 triệu chủ nhà của Evergrande là "cơ sở khách hàng khổng lồ" của công ty. Các đại lý bất động sản của công ty cũng bán thêm xe điện.

Dù thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của xe điện, Bắc Kinh vẫn lo ngại các "tay chơi mới", không kinh nghiệm, đổ xô vào lĩnh vực đang phát triển quá nóng. Nhiều startup bán rất ít hoặc chưa bán được chiếc xe nào. Hồi tháng 11, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc yêu cầu Evergrande gửi thông tin chi tiết về các dự án xe điện để giám sát.

Bất chấp những lo ngại của Bắc Kinh, các quan chức địa phương tại Trung Quốc không muốn tụt hậu trong tham vọng xe điện. Họ tạo nhiều cơ hội cho những công ty như Evergrande. Hồi năm 2019, Evergrande cam kết đầu tư khoảng 2,7 tỷ USD vào một nhà máy xe điện tại Nam Thông, thành phố 7 triệu dân ở tỉnh Giang Tô, theo các tài liệu do chính quyền địa phương công bố.

Công ty lên kế hoạch sản xuất 200.000 xe điện/năm tại đây. Vào tháng 9, Nam Thông bán đấu giá một khu đất để phát triển khu dân cư. Thành phố yêu cầu các nhà thầu đủ điều kiện phải đầu tư ít nhất 1,55 tỷ USD vào sản xuất xe điện tại địa phương. Dĩ nhiên, chỉ một công ty phù hợp với yêu cầu đó.

Với tư cách nhà thầu duy nhất, Evergrande chỉ phải trả mức giá tối thiểu 744 USD/m2. Trong những cuộc đấu thầu trước đây, các nhà phát triển thường phải trả cao hơn 2/3 giá sàn.

China Evergrande Group anh 4

Evergrande cam kết đầu tư khoảng 2,7 tỷ USD vào một nhà máy xe điện tại Nam Thông. Ảnh: Wall Street Journal.

"Việc lựa chọn địa điểm sản xuất của Evergrande không liên quan gì đến mua đất", người phát ngôn của công ty khẳng định. Công ty cũng đạt các thỏa thuận tương tự để sản xuất xe điện hoặc phụ tùng xe điện ở thành phố Hồ Châu, Lục An, Nam Ninh, Tương Âm và Trịnh Châu.

Evergrande còn công bố kế hoạch tại các thành phố lớn hơn, bao gồm cam kết đầu tư 24,7 tỷ USD ở Quảng Châu và 18,6 tỷ USD tại Thẩm Dương. Chi tiêu thực tế của Evergrande đến nay chỉ bằng một phần nhỏ với với số tiền mà ông Hứa đã hứa.

Ông Liu Yongzhuo, Phó chủ tịch Evergrande Auto, tiết lộ công ty mới đầu tư 7,3 tỷ USD vào dự án xe điện. Lời hứa của ông Hứa đã thành hình tại Thượng Hải. Nhà máy xe điện ở thành phố này được hoàn thiện bên ngoài, dù chưa rõ hoạt động bên trong.

Evergrande cũng có một trung tâm nghiên cứu và phát triển gần đó. Evergrande đặt mục tiêu sản xuất 1 triệu xe điện/năm vào đầu năm 2023. Để so sánh, Tesla, đã tạo ra khoảng nửa triệu EV trong năm ngoái.

Mối nguy đằng sau mảng kinh doanh béo bở của Tesla

Việc bán hạn mức khí thải giúp Tesla thu về hàng trăm triệu USD với vốn bằng 0. Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo hãng xe điện quá phụ thuộc vào nguồn thu này.

Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc dừng thi công vì giá thép tăng phi mã

Khi giá thép leo thang, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc phải trì hoãn các dự án. Một số cân nhắc cắt giảm chi phí, giảm quy mô, thậm chí sa thải người lao động.

Bạn có thể quan tâm