Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thảm sát liên hoàn - hồi kết của ‘văn hóa súng’ Mỹ

Những vụ thảm sát liên hoàn, cướp đi sinh mạng của hàng chục người, chủ yếu là trẻ em chỉ trong năm qua đẩy luật tự do sở hữu súng đạn, vốn được biết với cái tên “văn hóa súng” Mỹ đến thời điểm suy tàn.

Thảm sát liên hoàn - hồi kết của ‘văn hóa súng’ Mỹ

Những vụ thảm sát liên hoàn, cướp đi sinh mạng của hàng chục người, chủ yếu là trẻ em chỉ trong năm qua đẩy luật tự do sở hữu súng đạn, vốn được biết với cái tên “văn hóa súng” Mỹ đến thời điểm suy tàn.

Súng - lịch sử vẻ vang và những hệ lụy

Súng trường tấn công dễ dàng được mua tại các của hàng vũ khí trên khắp nước Mỹ.

Những “vết thương” từ vụ xả súng tại Colorado chưa kịp liền sẹo thì những "vết cắt" khác lại xuất hiện và nghiêm trọng hơn. Trong cả bối cảnh người Mỹ đua nhau trang hoàng nhà cửa chuẩn bị đón Giáng sinh năm 2012, sát thủ Adam Lanza bất ngờ gây ra vụ thảm sát trường học Sandy Hook, tiểu bang Connecticut, làm 27 người thiệt mạng, trong đó chủ yếu là trẻ em.

Không chỉ khiến toàn bộ nước Mỹ rúng động, vụ thảm sát những ngày cuối năm 2012 còn khiến người Mỹ phải nghiêm túc suy nghĩ về sự tồn tại của những đạo luật cho phép người dân tự do sở hữu vũ khí, vốn được biết đến với cái tên “văn hóa súng”, tồn tại ở Mỹ kể từ khi loại vũ khí "chống lại loài người" này được chế tạo.

Theo một ước tính chính thức, có khoảng 270 triệu khẩu súng hợp pháp đang nằm dưới sự kiểm soát của người dân, đưa Mỹ trở thành quốc gia có mật độ sở hữu vũ khí bình quân trên đầu người nhiều nhất thế giới, vượt xa quốc gia xếp thứ 2 nhưng luôn chìm trong bất ổn Yemen. Thậm chí, súng còn được bày bán trong các trung tâm bán lẻ Walmart trên khắp nước Mỹ.

Người Mỹ có quyền sở hữu vũ khí để bảo đảm sự an toàn cho bản thân, tuy nhiên, số liệu của các nhà chức trách Washington cho biết, có 100.000 vụ nổ súng trên khắp nước Mỹ mỗi năm. Tính riêng năm 2010, có tới 30.000 người chết vì những sự việc có liên quan tới súng, bao gồm tự tử, tai nạn và đặc biệt nhất là giết người.

Mang trong mình niềm tự hào nước Mỹ nhưng việc phổ dụng súng tràn lan đang giết chết chính tương lai của đất nước này.

Hơn một nửa trong số 50 bang của Mỹ cho phép cá nhân sở hữu súng và được mang nó tới hầu hết những nơi công cộng. Nhiều bang còn cho phép cá nhân được quyền nổ súng trong trường hợp nhận thấy mình bị đe dọa tới tính mạng. Cá biệt, một số bang còn cho phép cá nhân sử dụng súng nhằm bảo vệ mình trước các mối đe dọa, dù không hề tồn tại bạo lực.

Hồi kết của “văn hóa súng” Mỹ

Trong suốt hơn 2 thế kỷ qua, văn hóa súng đã nở rộ và thịnh trị trên khắp nước Mỹ. Dù có một vài điều luật nhằm hạn chế sự phổ dụng của súng nhưng nó không thực sự phát huy hiệu quả. Trong năm 2008 và 2010, Tòa án Tối cao Mỹ đã ra phán quyết cho rằng, hiến pháp Mỹ phải đóng vai trò mới, nhằm giảm thẩm quyền của Chính phủ các bang để hạn chế sự phổ biến của súng.

Nhiều ý kiến cho rằng, số người chết vì súng tăng cao bởi người ta có thể sở hữu loại vũ khí này quá dễ dàng.

Dù các nhà chức trách Mỹ lao tâm khổ tứ nhằm kiểm soát việc sở hữu vũ khí, những vụ thảm sát vẫn liên tiếp diễn ra trên khắp đất Mỹ, chủ yếu nhằm vào các trường học, nơi bạo lực vốn không được phép tồn tại. Những vụ nổ súng đơn lẻ khiến nước Mỹ bàng hoàng nhưng hàng loạt vụ thảm sát, trong đó có thảm sát trường học Sandy Hook, vụ thảm sát nghiêm trọng thứ 2 trong lịch sử nước Mỹ khiến người Mỹ phải nghiêm túc nghĩ lại về luật sở hữu súng.

Đêm qua, khi chuẩn bị tới nhà thờ ở Newtown để tưởng nhớ các nạn nhân vụ xả súng tại trường học Sandy Hook, Tổng thống Mỹ Barack Obama nhận được lời kêu gọi thực hiện lời hứa “hành động có ý nghĩa” nhằm kiểm soát súng. Trả lời kênh NBC, Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein tuyên bố, bà sẽ đi đầu trong việc soạn thảo một dự thảo luật mới, nhằm cấm sở hữu những loại vũ khí tấn công, ngay khi Quốc hội Mỹ nhóm họp vào đầu tháng tới.

Theo bà Feinstein, dự thảo mới sẽ cấm “bán, chuyển nhượng, nhập khẩu và sở hữu” các loại vũ khí tấn công cũng như cấm các cửa hàng bán cho người sử dụng nhiều hơn 10 viên đạn. Bà Feinstein cũng tham vọng tái triển khai và hoàn thiện luật cấm súng trường có hiệu lực liên bang, được ban hành năm 1994 nhưng hết hiệu lực trong năm 2004.

Trong khi Tổng thống Obama chưa thể “hành động có ý nghĩa để ngăn chặn những thảm kịch tương tự” vụ thảm sát trường học Sandy Hook như ông đã hứa hôm thứ 6 tuần trước, các nhà chức trách Mỹ chưa thể tìm ra hướng đi mới nhằm kiểm soát vũ khí, cụ thể là súng đạn đang phổ dụng trong dân, cảnh sát Mỹ lại vừa tiến hành vụ bắt giữ một người đàn ông tên là Von Meyer, 60 tuổi, sở hữu tới 47 khẩu súng bên trong căn hộ của mình, vì đe dọa gây ra vụ thảm sát nhằm vào trường tiểu học gần nhà.

Nhiều loại súng quân dụng cũng được bày bán trong các cửa hàng vũ khí.

Tuy chưa gây ra bất kể hậu quả nào đáng tiếc nhưng vụ bắt giữ người đàn ông dọa gây ra vụ thảm sát ở Cedar Lake, Đông Nam Chicago một lần nữa cho thấy những hiểm nguy mà người Mỹ, trong đó có những đứa trẻ vô tội đang phải đối mặt. Văn hóa súng đạn từng làm nên lịch sử nước Mỹ nhưng nếu không có cách quản lý đúng đắn, nó sẽ là đại họa cho chính tương lai của nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới.

Theo dòng sự kiện:

Từ một thiên tài công nghệ đến kẻ giết người máu lạnh

Những trẻ thơ tội nghiệp mất mạng vì sát nhân trường học

Mẹ sát thủ trường học Mỹ thích sưu tập súng

Người Mỹ đổ xô đi mua súng sau vụ thảm sát

Sát thủ thảm sát trường học kỳ quặc từ nhỏ

Những cô giáo lấy thân mình đổi mạng sống học sinh

10 vụ thảm sát trường học kinh hoàng nhất trong lịch sử

Người cứu sống 15 học sinh trong vụ thảm sát ở Mỹ

Tổng thống Obama rơi lệ vì vụ thảm sát

Vũ khí của hung thủ thảm sát trường học

Người Mỹ nghẹn ngào sau vụ thảm sát trường học

Chân dung nghi phạm thảm sát trường tiểu học

Thảm sát tại trường học, ít nhất 28 người chết

 

Trịnh Duy

Theo Infonet

Trịnh Duy

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm