Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thẩm phán Mỹ dỡ một phần lệnh cấm người tị nạn của Trump

Một thẩm phán liên bang ở Seattle đã ra phán quyết dỡ bỏ một phần lệnh cấm người tị nạn được tổng thống Mỹ khởi động lại và siết chặt hồi tháng 10.

Theo AP, thẩm phán James Robart đã ra phán quyết này hôm 23/12 sau khi Liên đoàn Tự do Dân sự và Dịch vụ Gia đình Do Thái yêu cầu ông ngừng lệnh cấm người tị nạn từ một số quốc gia Hồi giáo.

Robart ra lệnh cho chính phủ liên bang xử lý một số đơn xin tị nạn. Ông cũng bổ sung rằng lệnh của ông không áp dụng cho người tị nạn mà không có quan hệ "thực sự" với một cá nhân hoặc một thực thể ở Mỹ.

My cam nguoi ti nan anh 1
Một cậu bé người Honduras cùng mẹ trong một buổi nói chuyện về điều kiện cho người tị nạn vì bạo lực ở Mỹ. Ảnh: AP.

Sau khi lệnh cấm người tị nạn trong 120 ngày của Tổng thống Donald Trump hết hiệu lực vào ngày 24/10, ông đã khởi động lại chương trình tị nạn với nhiều "biện pháp kiểm tra được nâng cao", áp dụng cho các gia đình người tị nạn đang sống ở Mỹ và tất cả người tị nạn từ 11 quốc gia.

Một báo cáo được chính quyền Trump gửi quốc hội cho biết chính quyền sẽ tiến hành rà soát trong 90 ngày để "xác định những biện pháp bảo vệ bổ sung, nếu có, cần thiết để đảm bảo việc tiếp nhận người tị nạn từ các nước này không gây ra mối đe dọa đối với an ninh và lợi ích của Mỹ".

Chính quyền cũng sẽ trì hoãn chương trình cho phép một số người tị nạn đã tái định cư ở Mỹ được đoàn tụ gia đình. Việc nhập cảnh của những người này sẽ được tiếp tục một khi "các biện pháp sàng lọc tăng cường đã được thực hiện".

Động thái này đến sau khi những người đứng đầu ba cơ quan Mỹ gửi một bản ghi nhớ cho Trump nói rằng những người tị nạn nhất định phải được loại trừ ở Mỹ, trừ khi các biện pháp an ninh bổ sung được thực hiện.

Mỹ ban hành sắc lệnh nhập cảnh mới cấm 8 nước Tổng thống Trump ngày 24/9 ký ban hành sắc lệnh cấm nhập cảnh đối với công dân 8 nước trong đó có Triều Tiên, có hiệu lực từ ngày 18/10.

Nơi những người tị nạn bị bán như nô lệ giá vài trăm USD

Bên trong không gian đấu giá nô lệ, thời gian như quay ngược lại rất nhiều năm. Thứ còn thiếu duy nhất so với những phiên đấu giá khi xưa là gông cùm quanh cổ tay và mắt cá.

Người Đức coi ông Trump là vấn đề nghiêm trọng hơn Triều Tiên

Cuộc khảo sát ở Đức cho thấy người dân nước này nhìn nhận Tổng thống Mỹ Donald Trump là vấn đề đe dọa đến chính sách đối ngoại nhiều hơn so với Triều Tiên và Nga.

Hoa Hạ

Bạn có thể quan tâm