Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thảm họa hầm mỏ kinh hoàng và những lần thoát chết kỳ diệu

Tai nạn xảy ra tại hầm mỏ thường gây ra thương vong lớn nhưng cũng có nhiều cuộc thoát hiểm kỳ diệu nhờ may mắn và nhờ sự ứng cứu tích cực từ trên mặt đất.

Mỗi năm, hàng nghìn thợ mỏ thiệt mạng vì những tai nạn hầm mỏ, đặc biệt là trong quá trình khai thác than và các mỏ kim loại cứng. Hầu hết các trường hợp tử vong đều xảy ra tại các nước đang phát triển, đặc biệt là Trung Quốc, và các vùng nông thôn của các nước đang phát triển. Tai nạn hầm mỏ có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như rò rỉ khí độc, hỏa hoạn, sập hầm, lũ lụt, động đất hoặc do sơ xuất của con người. 

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, con người có thể nhịn ăn 3 tuần và không uống nước 3 ngày. Tuy nhiên, nếu ở hoàn cảnh bị mắc kẹt trong không gian kín mít và chật chội, thì khả năng đó là một kỳ tích.

Khoảng 600 thợ mỏ đã thoát khỏi hầm sau khi vụ nổ xảy ra vào ngày 10/3/1906 tại Pháp. Tuy nhiên, nhiều người, có thể còn sống hoặc đã chết, kẹt lại trong hầm. Vào ngày thứ 20, đội cứu hộ đã tìm thấy một nhóm gồm 30 công nhân còn sống. Những công nhân này chia sẻ, bữa trưa của các đồng nghiệp đã thiệt mạng ngày hôm đó đã giúp họ cầm cự. Kỳ tích cuối cùng xảy ra vào ngày 4/4, khi đội cứu hộ tìm thấy người sống sót cuối cùng trong căn hầm bị sập. 

Mỗi năm, hàng nghìn công nhân mỏ thiệt mạng trong những vụ tai nạn nghề nghiệp. Ảnh: Getty Images
Vụ sập mỏ Beaconsfield ở Australia xảy ra vào ngày 25/4/2006. Vào thời điểm tai nạn xảy ra, 17 công nhân đang ở trong hầm. 14 người đã thoát ra ngay sau đó, một người thiệt mạng và hai người khác bị mắc kẹt. Nhằm đảm bảo an toàn, đội cứu hộ đã dùng thiết bị điều khiển từ xa để tìm những người còn lại. Hai tuần sau khi bị mắc kẹt ở độ sâu gần 1 km dưới lòng đất, hai công nhân đã được giải cứu.

Cuộc giải cứu tại mỏ Beaconsfield kỳ diệu tới mức có thể khiến vận mệnh của hai người sống sót thay đổi. Theo Ten News, nhiều chương trình chào đón họ bởi người Australia muốn nghe những câu chuyện tuyệt vời về sự sống và cái chết. Nine Network đã đề nghị họ một hợp đồng trị giá 2,6 triệu USD cho một chương trình đặc biệt kéo dài 2 giờ với cái tên "The Great Escape".

Cuộc giải cứu thần kỳ 33 thợ mỏ Chile năm 2010

Giới truyền thông cho rằng việc cứu sống 33 thợ mỏ Chile mắc kẹt dưới độ sâu 700 m trong hơn 2 tháng là cuộc giải cứu thần kỳ trong lịch sử, khiến cả thế giới xúc động.

Truyền thông nước ngoài đưa tin về vụ sập hầm tại Việt Nam

Ngay sau khi sự cố sập hầm xảy ra tại nhà máy thủy điện Đạ Dâng – Đa Chomo ở tỉnh Lâm Đồng, nhiều hãng truyền thông trên thế giới đã đưa tin.

Cuộc thoát hiểm ngoạn mục

 

Ngày 26/4/2006, tại mỏ Beaconsfield, đội cứu hộ bắt đầu triển khai một thiết bị điều khiển từ xa. Thiết bị này có nhiệm vụ truy tìm 3 công nhân bị mất tích. Đó là Larry Paul Kinght, Brant Webb và Todd Russell.

7h22 ngày 27/4 theo giờ địa phương, thiết bị điều khiển từ xa đã tìm thấy thi thể của một người trong số họ. Khoảng 20h cùng ngày, đội cứu hộ đã đưa thi thể người đàn ông này lên. Đó là thi thể của Larry Paul Kinght, 44 tuổi, và là một xế của khu mỏ. Các nhân viên cứu hộ đã không thể tiến xa hơn bởi lý do an toàn.

Ngày 29/4, đội cứu hộ bắt đầu nổ một đường hầm mới. Russell ghi lại ngày tháng và thời gian của mỗi vụ nổ lên quần áo như để phòng khi nếu họ có chết, những người ngoài kia có thể biết được họ chết lúc nào. Cả hai người cũng viết những lá thư gửi cho gia đình lên đó. Họ thường hát một bài hát có cái tên "The Gambler" của Kenny Rogers để khích lệ tinh thần của bản thân. Đó là bài hát duy nhất mà họ biết.

Russell (trái) và Webb (giữa) thoát khỏi khu mỏ sau hai tuần mắc kẹt. Ảnh: AP
Khoảng 17h45 ngày 30/4, đội cứu hộ đã đến rất gần. Nhận được tín hiệu, Russell và Webb đồng thanh hét lên: "Chúng tôi ở đây!" Mặc dù ở rất gần nhưng đội cứu hộ chẳng thể làm được gì bởi nơi họ bị kẹt, cấu trúc địa chất đang rất yếu. Nếu những người anh hùng ngoài kia tiếp tục tiến vào từ phía trên thì hai người sẽ gặp nguy hiểm.

Ngay lập tức, lực lượng cứu hộ thay đổi kế hoạch. Họ khoan một lỗ nhỏ để cung cấp nước và thực phẩm cũng như để liên lạc với những người bên trong.

Ngày 1/5, đội cứu hộ vẫn cách Russell và Webb 12 m. Họ đã nhận được thư của gia đình. Trong thư, những người thân yêu nói mong họ trở về. Ngày 3/5, giới chức địa phương tìm được một phương án khả thi. Họ sẽ đục một đường hầm nằm ngang với hướng của hai công nhân còn bị mắc kẹt.

Khoảng 18h45, lực lượng cứu hộ tiến hành khoan mũi thí điểm đầu tiên, rộng 20 cm về hướng Russell và Webb. Mọi việc diễn ra rất khó khăn bởi các lớp đá ở đây có độ cứng gấp 5 lần so với bê tông. Tốc độ khoan cũng phải chậm lại để giảm thiểu rủi ro đá lở.

20h ngày 4/5, cơ hội giải cứu nạn nhân đã rất gần khi mũi khoan thí điểm thành công.

Khoảng 7h sáng 6/5, đội cứu hộ bắt đầu khoan những mũi khoan chính và tăng tốc độ làm việc. Tới 18h cùng ngày, họ chỉ cách bên trong vài mét. Những người anh hùng gấp rút chuẩn bị mọi thứ trước khi giai đoạn cuối bắt đầu.

Ngày 7/5, các nhân viên cứu hộ gặp một vỉa đá rất cứng. Những biện pháp mới và an toàn tiếp tục được tìm ra và áp dụng.

Ngày 8/5, đừng hầm ngang hoàn thành. đường hầm này nằm dưới đường hầm mà các thợ mỏ đang mắc kẹt. Khoảng 21h30 cùng ngày, những nỗ lực nhằm xóa bỏ khoảng cách cuối cùng với bên trong được tiến hành bất chấp lớp đá cứng.

Vào rạng sáng ngày thứ 14, đội cứu hộ cuối cùng đã gặp những người đàn ông. Russell và Webb nhanh chóng được giải cứu. Các nhân viên y tế đưa họ tới bệnh viện địa phương để điều trị những chấn thương trên người.

Sau khi thoát khỏi khu mỏ, Webb kể lại, khi đó, tai nạn xảy ra, đá rơi đã khiến anh bất tỉnh. Một phần cơ thể của Russell cũng bị đất đá đè lên. Khi anh tỉnh dậy, hai người bắt đầu giúp nhau thoát khỏi đống hỗn độn.

Trong những ngày mà đội cứu hộ chưa tiếp cận được với hai người, nguồn nước ngầm thấm qua khe đá đã giúp họ thoát khỏi những cơn khát. Họ chia sẻ với nhau phần đồ ăn ít ỏi mà Webb mang theo.

Nỗi sợ ám ảnh 33 thợ mỏ thoát chết thần kỳ ở Chile

"Người ta nhìn thấy hình ảnh thợ mỏ chui lên từ lòng đất và nghĩ chúng tôi đã thoát khỏi nơi tăm tối nhưng thực tế, nó mới chỉ bắt đầu", Mario Sepulveda, một người mắc kẹt chia sẻ.

Cách giải cứu tai nạn hầm mỏ và phép màu 2010

Tại các hầm mỏ, thảm họa luôn chực chờ. Những tai nạn gây thiệt mạng xảy ra rất nhiều, nhưng cũng có không ít cuộc giải cứu thần kỳ như phép màu ở Chile năm 2010.

Kim Ngân

Bạn có thể quan tâm