Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Tên sách ở lần in đầu của 'Phù dung ơi, vĩnh biệt!' là gì?

"Phù dung ơi, vĩnh biệt!", "Lê Phong"... là những tác phẩm gắn liền với tên tuổi của các văn thi sĩ Vũ Bằng, Thế Lữ.

Ten sach o lan in dau cua "Phu dung oi,  vinh biet!" la? anh 1

Câu 1: Tên sách ở lần in đầu của "Phù dung ơi, vĩnh biệt!" là gì?

  • Ả phù dung
  • Cai
  • Nàng tiên nâu
  • Khói thuốc

Phù dung ơi, vĩnh biệt! lần in đầu có tên là Cai. Tác phẩm được Vũ Bằng viết đăng nhiều kỳ trên báo Trung Bắc Chủ nhật, rồi in thành sách lần đầu tiên năm 1942. Khi tái bản, tác giả tâm sự “có nhiều bạn thấy chữ ‘cai’ lại tưởng tôi viết về đời cai, lính nên lần này tái bản tôi đổi tên sách ra là Phù dung ơi, vĩnh biệt!”. Tác phẩm viết về chính việc cai nghiện thuốc phiện của Vũ Bằng.

Bài thơ nào có câu: 'Em cầu xin Giời, Phật / Sao cho em lấy chàng'?

Cùng đến với thi phẩm của những nhà thơ nổi tiếng trên văn đàn nước ta nửa đầu thế kỷ 20 như Nguyễn Bính, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Hoàng Chương...

Ten sach o lan in dau cua "Phu dung oi,  vinh biet!" la? anh 2

Câu 2: Nhân vật chính Lê Phong trong tác phẩm cùng tên của Thế Lữ làm nghề gì?

  • Thông ngôn
  • Nhà thơ
  • Phóng viên
  • Vận động viên quần vợt

Lê Phong là tác phẩm văn học trinh thám của Thế Lữ. Trong đó nhân vật Lê Phong là phóng viên điều tra phá án tài giỏi. Lê Phong tên thật là Lê Đình Phong, nhưng bỏ chữ "đình" để gọi cho tiện. Anh là phóng viên báo Thời thế.

Ten sach o lan in dau cua "Phu dung oi,  vinh biet!" la? anh 3

Câu 3: "Truyện đường rừng" được Lan Khai viết tặng ai?

  • Lê Văn Trương
  • Thế Lữ
  • Đái Đức Tuấn
  • Hoàng Tích Chu

Truyện đường rừng được xuất bản năm 1940 với những hư thực người, ma, thần miền biên viễn. Tác phẩm được Lan Khai viết và đề "Tặng vong hồn Hoàng Tích Chu, người tri kỷ thứ nhất của tập truyện này".

Ten sach o lan in dau cua "Phu dung oi,  vinh biet!" la? anh 4

Câu 4: Truyện ngắn "Chữ người tử tù" nằm trong tác phẩm nào của Nguyễn Tuân?

  • Vang bóng một thời
  • Chiếc lư đồng mắt cua
  • Chùa Đàn
  • Tùy bút sông Đà

"Chữ người tử tù" là một truyện ngắn đặc sắc của Nguyễn Tuân với hình tượng nhân vật chính Huấn Cao được lấy từ nguyên mẫu Cao Bá Quát. Truyện ngắn này nằm trong tập truyện Vang bóng một thời in năm 1940 của Nguyễn Tuân.

Ten sach o lan in dau cua "Phu dung oi,  vinh biet!" la? anh 5

Câu 5: Tác phẩm nào sau đây là của Trọng Lang?

  • Ngoại ô
  • Hà Nội lầm than
  • Món ngon Hà Nội
  • Hà Nội băm sáu phố phường

Hà Nội lầm than xuất bản năm 1938 là phóng sự của Trọng Lang viết về những người dưới đáy xã hội trước 1945. Họ chịu ánh mắt khinh miệt, dè bỉu và coi thường của xã hội về nghề buôn hương bán phấn. Đây là tác phẩm gắn liền với tên tuổi của Trọng Lang Trần Tán Cửu.

Ten sach o lan in dau cua "Phu dung oi,  vinh biet!" la? anh 6

Câu 6: Tác phẩm "Ngoại ô" của Nguyễn Đình Lạp lấy bối cảnh là?

  • Vùng ngoại ô Sài Gòn
  • Vùng ngoại ô Huế
  • Vùng ngoại ô Hà Nội
  • Vùng ngoại ô Hải Phòng

Ngoại ô được xuất bản năm 1941. Tác phẩm với hai nhân vật chính Khuyên và Nhớn, lấy bối cảnh là vùng ngoại ô Hà Nội để triển khai nội dung về quá trình đô thị hóa của Hà Nội khi thành phố được mở rộng.

Ten sach o lan in dau cua "Phu dung oi,  vinh biet!" la? anh 7

Câu 7: Đâu là nhân vật có trong tiểu thuyết "Bỉ vỏ"?

  • Liên, Quỳnh
  • Lý Cường, bà Ba
  • Lão Hạc, giáo Thứ
  • Tám Bính, Năm Sài Gòn

Tiểu thuyết Bỉ vỏ của Nguyên Hồng được in lần đầu tiên năm 1938. Tác phẩm xoay quanh hai nhân vật chính là Tám Bính và Năm Sài Gòn với những hoạt động trộm cướp thể hiện cho hiện thực cuộc sống bần cùng lúc bấy giờ.

Trần B.A

Ảnh bìa sách bộ Việt Nam danh tác

Bạn có thể quan tâm