Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Techcombank Private hướng đến quản lý gia sản qua các thế hệ

Việt Nam là quốc gia có nhiều người giàu tự thân nhờ sự tăng trưởng của các ngành bán lẻ, công nghệ, bất động sản và tài chính. Điều này tạo ra cơ hội rất lớn cho ngành quản lý gia sản tăng trưởng mạnh trong tương lai.

Quản lý gia sản (Wealth management) là loại hình dịch vụ tài chính cá nhân xuất hiện từ những năm 1990, được cung cấp bởi các ngân hàng thương mại (NHTM), công ty bảo hiểm và ngân hàng đầu tư cho các tầng lớp cá nhân có thu nhập cao của xã hội. Các tổ chức tài chính này cung cấp chuỗi dịch vụ khép kín cho vòng đời của một con người, thậm chí của cả một gia tộc bao gồm quản lý thu nhập- chi phí, tư vấn lập kế hoạch tài chính, đầu tư, bảo hiểm, hưu trí, thừa kế và quản lý thuế. Ngày nay, sự gia tăng về thu nhập của nhiều tầng lớp dân cư tại nhiều quốc gia đã hình thành nên một tầng lớp người giàu, làm cơ sở thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của ngành quản lý gia sản, trong đó có Việt Nam.

Trong một chia sẻ mới đây, đại diện Techcombank - đơn vị tiên phong đưa đến thị trường Việt Nam giải pháp tài chính cá nhân, đặc biệt phân khúc khách hàng riêng của TCB - Techcombank Private đã có những chia sẻ cụ thể về lợi ích cũng như sự cần thiết về việc quản lý gia sản qua các thế hệ tại Việt Nam.

Việt Nam thuộc nhóm có mức tăng trưởng nhanh nhất về dân số

Theo ông Darren Buckley – Giám đốc Khối Ngân hàng bán lẻ Techcombank, với một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng tốt (trung bình 6.5-7%/năm), thu nhập của người dân Việt Nam đã và sẽ tiếp tục cải thiện trong nhiều năm tới. Các nghiên cứu cho thấy tại châu Á, Việt Nam thuộc nhóm có mức tăng trưởng nhanh nhất về dân số có thu nhập hơn 20 USD/ngày (theo PPP không đổi). Trong khi đó nhóm trung lưu cao (nhóm có thu nhập 50-110 USD/ngày) dự báo tăng 17%/năm từ nay đến 2030.

“Nhìn chung, chúng tôi lạc quan về tăng trưởng thu nhập của người dân Việt Nam ở hiện tại và nhiều năm tới”, ông Mr. Darren Buckley bày tỏ.

Ông Darren Buckley cũng cho biết, Việt Nam nằm trong khu vực có thị trường wealth management tăng trưởng mạnh, trong đó Việt Nam có mức tăng trưởng mạnh nhất 31.6%/năm (giai đoạn 2021-2030). Số lượng người thuộc nhóm HNW (có tài sản từ 1 triệu USD trở lên) đã tăng 70% trong vòng 5 năm qua và dự kiến sẽ tiếp tục tăng 170% trong giai đoạn 2017 – 2027.

“Chúng tôi đánh giá đây là một thị trường đầy tiềm năng với nhu cầu dịch vụ quản lý gia sản ngày càng gia tăng ở các phân khúc khách hàng. Các tổ chức tài chính có lẽ cũng đã nhận ra tiềm năng của lĩnh vực này và hiện cũng đã và đang bắt đầu triển khai dịch vụ quản lý gia sản đến với khách hàng. Tuy nhiên, mọi thứ chỉ mới ở giai đoạn đầu trong chu kỳ phát triển dịch vụ quản lý gia sản. Tiềm năng còn rất lớn trong nhiều năm tới”, ông nói.

Những khó khăn ngắn hạn của nền kinh tế không ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu quản lý gia sản

Theo ông Darren Buckley, thách thức trong lĩnh vực quản lý gia sản là làm sao để có được sự quan tâm của khách hàng cũng như tạo nên được thói quen tiêu dùng của khách hàng đối với lĩnh vực này.

Quản lý gia sản là một cách tiếp cận toàn diện, hướng đến tầm nhìn dài hạn theo nhu cầu của các giai đoạn cuộc đời của khách hàng. Do vậy, những khó khăn ngắn hạn của nền kinh tế không ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu quản lý gia sản trong trung và dài hạn.

Theo đó, khó khăn lớn nhất nằm ở dịch vụ quản lý gia sản vẫn còn mới mẻ ở Việt Nam, do vậy thói quen của khách hàng về dịch vụ cần có thời gian để biết đến và hình thành. Ngoài ra, nhân lực có trình độ và kinh nghiệm về dịch vụ quản lý gia sản hiện rất thiếu tại Việt Nam.

Tuy vậy, ông Darren Buckley cũng đánh giá thuận lợi nhiều hơn khó khăn bởi tiềm năng của thị trường Việt Nam là rất lớn. Với xu thế của thế giới, khu vực và cả Việt Nam về nhu cầu dịch vụ ngày càng gia tăng. Thị trường đủ lớn cho các tổ chức tài chính có thể cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu này.

“Về phía Techcombank, chúng tôi có dịch vụ rất tốt cho khách hàng và tôi nghĩ cần nâng cao mảng giáo dục để khách hàng nhận thức được tầm quan trọng của lĩnh vực quản lý gia sản và cũng như hiểu được rủi ro”, ông Darren Buckley nói thêm.

Mô hình quản lý gia sản hiện nay khác gì so với mô hình truyền thống?

Sự khác biệt lớn nhất theo Giám đốc Khối Ngân hàng bán lẻ Techcombank là nằm ở tư duy tổ chức dịch vụ dành cho khách hàng. Khác với cách tiếp cận bán sản phẩm tài chính đơn lẻ, quản lý gia sản là cách tiếp cận tổng thể mang lại giải pháp đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của khách hàng. Quản lý gia sản tập trung vào khách hàng hơn là vào sản phẩm đơn lẻ.

“Ở từng giai đoạn của cuộc đời, mỗi người có rất nhiều quyết định quan trọng, có thể ảnh hưởng lớn đến bản thân và gia đình. Chúng tôi xác định sứ mệnh mang lại sự thịnh vượng và bình an về tài chính cho khách hàng. Chúng tôi muốn giúp khách hàng ra những quyết định đúng vào những thời điểm đúng thông qua việc hiểu được nhu cầu, hiện trạng, mục tiêu của khách hàng và từ đó có một kế hoạch tổng thể dài hạn trên hành trình cuộc đời của họ”, ông bày tỏ.

Ngoài ra, ông Darren Buckley cũng nhấn mạnh pháp lý luôn là một nền tảng quan trọng cho bất kỳ hoạt động nào, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện như tài chính, ngân hàng, đầu tư. Quản lý gia sản là một lĩnh vực mới mẻ tại Việt Nam, do vậy cần có quy định và hướng dẫn về pháp lý kịp thời để các đơn vị có cơ sở vững chắc trong việc đồng hành cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Bài liên quan

Dĩ Tùng

Bạn có thể quan tâm