Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tê giác siêu hiếm bị giết ở Ấn Độ, chiếc sừng mất tích

Một con tê giác quý hiếm đã bị giết hại tại công viên quốc gia Kaziranga của Ấn Độ. Vụ việc gióng lên hồi chuông cảnh báo nạn săn bắt động vật hoang dã gia tăng trong thời dịch.

“Các chuyên gia cho rằng con tê giác đã bị giết hại từ 2-3 ngày trước”, Giám đốc công viên quốc gia Kaziranga, ông P. Sivakumar chia sẻ với AFP hôm 10/5. Công viên này là nơi bảo tồn nhiều tê giác một sừng nhất thế giới.

Theo ông Sivakumar, xác con tê giác được tìm thấy trong công viên và chiếc sừng của nó đã biến mất. “Đây là một vụ săn bắt trộm. Chúng tôi cũng tịch thu được 8 viên đạn của súng AK 47”, ông này cho biết.

te giac anh 1

Tê giác một sừng thường xuất hiện ở khu vực phía Bắc Ấn Độ và Nepal. Ảnh: AFP.

Trong năm nay, đây là vụ săn trộm đầu tiên xảy ra tại một khu bảo tồn được tổ chức UNESCO công nhận là di sản. Theo các quan chức, công viên Kaziranga ghi nhận nhiều vụ săn bắt trộm từ khi lệnh phong toả chống dịch có hiệu lực hồi cuối tháng 3.

Chỉ tính trong tháng 4, lực lượng kiểm lâm và nhân viên bảo vệ động vật hoang dã đã ngăn chặn được 5 nỗ lực săn bắt, giết hại các loài động vật quý hiếm.

Tê giác một sừng thường xuất hiện ở khu vực phía Bắc Ấn Độ và Nepal. Chúng là loài động vật quý hiếm và thường bị săn lùng để lấy sừng làm thuốc trong y học cổ truyền Trung Quốc. Theo số liệu năm 2018, công viên Kaziranga là nơi bảo tồn 2.413 con tê giác một sừng.

Tại thị trường chợ đen, những kẻ săn trộm có thể kiếm được 150.000 USD cho một chiếc sừng tê giác và 60.000 USD/kg thịt tê giác, theo truyền thông địa phương.

Tê giác mẹ chiến đấu với voi 'điên' để bảo vệ con Hai mẹ con tê giác đang tắm bùn tại một ao nước trong vườn quốc gia Kruger, Nam Phi, thì bất ngờ bị một con voi lao vào tấn công điên cuồng.

Cuộc chiến hồi sinh tê giác trắng phương bắc từ hai con cái cuối cùng

Các nhà bảo tồn đang nỗ lực để bắt đầu quá trình thụ tinh trong ống nghiệm cho loài tê giác trắng Bắc Phi, vốn đã tuyệt chủng về mặt kỹ thuật và hiện chỉ còn 2 cá thể cái tồn tại.

Sở thú Pháp 'phẫn nộ' vì du khách cào da khắc tên lên lưng tê giác

Nhân viên tại một sở thú Pháp hôm 21/8 đã chỉ trích "sự ngu ngốc" của những du khách đã "khắc" tên của họ vào lưng con tê giác.

Uyên Uyên

Bạn có thể quan tâm