Theo Independent, đây là lần đầu tiên hiện tượng vật lý độc đáo này được phát hiện bởi một tàu vũ trụ, tạo ra đột phá mới trong hiểu biết của chúng ta về môi trường giữa các vì sao.
Hai tàu vũ trụ Voyager được phóng bởi NASA hơn 40 năm trước, với mục đích bay đến những vùng xa xôi của hệ Mặt Trời. Giờ đây, chúng đã tiến xa hơn, vươn tới không gian giữa các vì sao, cung cấp cho con người cái nhìn đầu tiên về khoảng trống bí ẩn này.
Sử dụng dữ liệu lấy từ Voyager 1 và 2, các nhà khoa học phát hiện vụ nổ electron chưa từng được ghi nhận trước đây. Hiện tượng này xảy ra dọc theo đường sức từ trong môi trường giữa các vì sao, electron được gia tốc bởi sóng xung kích, di chuyển với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng.
Bản thân sóng xung kích sinh ra từ các vụ phun trào khí nóng và năng lượng trên vành nhật hoa với tốc độ khoảng 1,6 triệu km/giờ. Vị trí vụ nổ electron cách chúng ta đến hơn 23 tỷ km, tàu Voyager phải mất một năm mới có thể ghi nhận.
“Chúng tôi xác định được vụ nổ thông qua tia vũ trụ. Chúng là các electron bị phản xạ và tăng tốc khi sóng xung kích tiếp xúc với đường sức từ giữa các vì sao”, Giáo sư vật lý thiên văn Don Gurnett của Đại học Iowa, tác giả nghiên cứu, cho biết. “Đây là một cơ chế mới”, ông nói thêm.
Các nhà nghiên cứu tin rằng phát hiện mới có thể tăng hiểu biết của con người về bức xạ vũ trụ và sóng xung kích, giúp bảo vệ phi hành gia khỏi bị nhiễm phóng xạ khi thực hiện những sứ mệnh không gian xa xôi hơn, chẳng hạn như Mặt Trăng hoặc sao Hỏa.
Các nhà khoa học cũng ngạc nhiên khi Voyager ghi nhận được hiện tượng này và gửi tín hiệu về Trái Đất. Cả hai tàu thăm dò đều sử dụng phần cứng lạc hậu, xung nhịp CPU chỉ ở mức 250 KHz so vài GHz hiện nay. Quá trình liên lạc phải mất khoảng 1,5 ngày.
Điều này minh chứng cho khả năng tồn tại tuyệt vời của công nghệ. Dự kiến các thiết bị khoa học cuối cùng trên mỗi tàu Voyager sẽ ngừng hoạt động vào năm 2025.
Kết quả nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí khoa học The Astronomical Journal, số 1, Vol 161, công bố ngày 3/12/2020.
Tàu vũ trụ Voyager 2 và hành trình 42 năm vượt thoát Hệ Mặt Trời
Hơn 4 thập kỷ từ khi thoát khỏi quỹ đạo Trái Đất, tàu thăm dò Voyager 2 vẫn miệt mài tiếp tục hành trình khám phá không gian bên ngoài Hệ Mặt Trời.
Đĩa Vàng tàu Voyager - bức tâm thư nhân loại gửi đến vũ trụ
3 1
Hơn 40 năm qua, con người đã gửi gắm tất cả bản sắc của mình bên trong một chiếc đĩa, hòng nuôi giữ niềm hy vọng nhân loại không hề đơn độc trong vũ trụ.
Tàu Voyager 2 rời Hệ mặt trời, đi vào cõi liên sao
Bên cạnh sứ mệnh khám phá các hành tinh, dự án Voyager còn phát đi câu chuyện của Trái đất đến toàn vũ trụ.