Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tàu Trung Quốc manh động tấn công tàu cá Việt Nam

“Tôi hò hét anh em bơm nước ra, giữ cửa, tàu sắp chìm rồi, nước dưới khoang máy đã ngập trên 1 m. Nhưng lúc đó dữ dằn quá nên không ai còn nghe thấy gì cả”, một ngư dân kể.

Cấp đại liên, trung liên, súng 14,5 mm cho tàu Kiểm ngư

Từ 15/9, Tàu kiểm ngư Việt Nam sẽ được trang bị vũ khí quân dụng gồm súng trung liên, đại liên, súng 14,5 mm còn kiểm ngư viên, thuyền viên cũng được sử dụng súng ngắn, tiểu liên.

Chiều 27/11, tàu cá QNg 90226 từ Hoàng Sa trở về bờ sau khi bị tàu hải cảnh Trung Quốc đâm gần chìm. Ngư dân Nguyễn Văn Phú, người gác tổng đài Icom tại địa phương, nói rằng, nhiều ngày qua, cả đoàn tàu ngư dân Bình Châu (Bình Sơn, Quảng Ngãi) bị tàu Trung Quốc xua đuổi ở khắp các đảo Hoàng Sa.

Phá lưới

Đối với ngư dân thôn Định Tân (xã Bình Châu), đây là phiên lưới chuồn đầu tiên trong năm. Mùa lưới chuồn kéo dài từ tháng 11 đến khoảng tháng 5. Ngư trường chính của 50 tàu cá hành nghề lưới chuồn là quần đảo Hoàng Sa, suốt hơn 30 năm qua. 

Thuyền trưởng Đỗ Văn Năm và thương tích trên con tàu QNg 90226 

Sáng 26/11, tàu cá QNg 90226, do ông Đỗ Văn Năm ở thôn Định Tân làm thuyền trưởng, đánh lưới chuồn tại khu vực đảo Đá Lồi thuộc quần đảo Hoàng Sa. Đây là hòn đảo mà năm nào ngư dân cũng ra đánh bắt và thỉnh thoảng bị tàu Trung Quốc xua đuổi. Nhưng năm nay, thái độ của phía Trung Quốc tỏ vẻ rất hung hăng.

Khi ngư dân đang kéo lưới, tàu cảnh sát biển (hải cảnh) của Trung Quốc mang số 46102 xuất hiện, lập tức xông thẳng vào giữa giàn lưới của ngư dân Việt Nam, quần nát những tấm lưới. Ngư dân trên tàu vội thả bỏ vùng lưới nát để chạy đến tranh thủ kéo nhanh những tấm lưới khác. Nhưng hễ thấy tàu ngư dân đi đến đâu là tàu hải cảnh lập tức xông đến phá lưới. 

Ngư dân Đỗ Thành rớt nước mắt tả lại: “Lúc đó mình với họ giành giật lưới, anh em tôi bảo thôi kéo được bao nhiêu hay bấy nhiêu chứ không thì mới phiên biển đầu tiên đã phải bỏ của”.

Tổng cộng ngư dân đánh 8 đoạn lưới. Cuộc giằng co mãi đến 12 giờ trưa thì ngư dân mới kéo xong lưới và tàu hải cảnh cũng bỏ đi. Nhưng hung thần này bỏ đi thì lại xuất hiện những hung thần khác. Và từ lúc đó, ngư dân đối diện cái chết cận kề. 

Toàn cảnh 75 ngày Trung Quốc gây hấn trên Biển Đông

Hành động hạ đặt giàn khoan 981 cùng sự ngang ngược của Trung Quốc trong 2 tháng rưỡi qua đã khiến tình hình thực địa Biển Đông lúc nào cũng nóng bỏng.


“Chúng tôi suýt chết!”

Đó là câu nói của 7 ngư dân đi trên tàu QNg 90226. Thuyền trưởng Đỗ Văn Năm kể, sau khi bị tàu hải cảnh Trung Quốc phá lưới, ngư dân đành phải chạy vào bờ, chấp nhận mất hơn 100 triệu đồng. Nhưng sự trở về của ngư dân vẫn không được yên.

Tàu chạy được 4 hải lý thì phía trước tàu xuất hiện 2 tàu Trung Quốc, trong đó có một tàu màu trắng mang biển số 2. Thuyền trưởng Năm thấy chiếc tàu này hướng mũi về phía tàu ngư dân nên kéo hết ga để chạy thoát. Chiếc tàu Trung Quốc lao sang tàu QNg 95159 do ông Phạm Y làm thuyền trưởng. Con tàu gỗ của ông Y hứng chịu một trận phun nước xối xả. 

Chiếc tàu Trung Quốc tiếp tục đảo mũi quay sang tàu ông Năm, kè sát bên mạn trái và bắt đầu phun nước. 7 ngư dân phân công nhau ôm chặt cửa sổ để chống chọi. Nhưng đợt phun nước đầu tiên đã làm cửa sổ ca bin thuyền trưởng vỡ toác, nước tràn vào tàu. 

Ngư dân Võ Tấn Hoàng (ngồi ôm cửa sau) kể: “Tôi hò hét anh em bơm nước ra, giữ cửa, tàu sắp chìm rồi, nước dưới khoang máy đã ngập trên 1m. Nhưng lúc đó dữ dằn quá nên không ai còn nghe thấy gì cả”.

Sau khi phun nước khiến tàu ngư dân sắp chìm, chiếc tàu Trung Quốc mang số 3 lao thẳng từ phía sau vào mạn trái tàu ngư dân. Ca bin tàu bị bật nghiêng, tất cả 7 ngư dân ngã dúi. 

Tàu hải cảnh 46102 của Trung Quốc phá lưới tàu QNg 90226 của ngư dân Bình Châu trưa 26/11.

Ông Thanh kể: “Tui la anh em chắc là tàu chìm tới nơi rồi, vì hông tàu nghiêng một bên và lún xuống biển”. Chiếc tàu gỗ xoay đảo sắp chìm. Phần hông tàu bị vỡ toác nên cánh cửa ca bin thuyền trưởng bật ra. Lúc đó, ông Đỗ Thành quyết định cứu tàu bằng cách nhảy ra boong tàu, hướng về phía tàu Trung Quốc xin tha. Hai người Trung Quốc đứng trên nóc tàu nhìn xuống và dừng phụt nước. 

Chiếc tàu QNg 90226 trở về bến với nhiều thương tích. Phần be tàu nứt vỡ, các khớp gỗ nối trong ca bin đều bật tung, ống khói trên tàu gãy gập, đồ đạc trên tàu bị xới tung, đảo lộn, gần 100 tấm lưới bị giày xéo phải bỏ lại biển, còn đống lưới trên tàu rối bung vì được kéo vội vã và giành giật. 

Đồn biên phòng Sa Kỳ đã lập biên bản ghi nhận sự việc và mô tả về thiệt hại của ngư dân để báo cáo cấp trên. Ông Nguyễn Quốc Vương, Chủ tịch UBND xã Bình Châu (huyện Bình Sơn), cho biết: Đã chỉ đạo lực lượng công an địa phương cùng tham gia xác minh làm rõ về việc ngư dân đi đánh bắt ở Hoàng Sa bị tàu Trung Quốc uy hiếp. Sáng 28/11, địa phương sẽ báo cáo cấp trên.

Đoàn tàu của ngư dân thôn Định Tân vẫn tiếp tục bám biển Hoàng Sa đánh lưới chuồn. Nhưng theo điện báo của bà con, những ngày qua, tàu Trung Quốc liên tục xuất hiện và rượt đuổi. Các tàu cá QNg 90549, QNg 95147, QNg 90521… đều đang chạy lòng vòng để đánh lưới và tránh tàu tuần tra Trung Quốc.

Tàu cá Lý Sơn bị người Trung Quốc cướp tài sản

Lúc 20h30 ngày 15/8, tàu cá QNg 66074 TS của ông Trần Hiền (thôn Tây, xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) đã cập cảng Lý Sơn sau khi bị đập phá tan tành.

http://www.tienphong.vn/xa-hoi/tau-trung-quoc-manh-dong-tan-cong-tau-ca-viet-nam-789078.tpo

Theo Thanh Trung/Tiền phong

Bạn có thể quan tâm