Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tàu ngầm khủng mang máy bay của Nhật lộ diện

Sau Thế chiến thứ hai, quân đội Mỹ đã đánh chìm những tàu ngầm khổng lồ có khả năng mang theo máy bay của phát xít Nhật để chúng không rơi vào tay Liên Xô. Gần 70 năm sau, người ta đã tìm thấy hai chiếc trong số chúng.

James P. Delgado, giám đốc chương trình Di sản hải dương thuộc Viện Hải dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA), cùng các đồng nghiệp phát hiện hai tàu ngầm siêu khủng của Nhật Bản ở độ sâu khoảng 700 m khi họ điều khiển một tàu ngầm nhỏ để thăm dò gần bờ biển phía tây nam của đảo Oahu, quần đảo Hawaii, Mỹ hồi tháng 8. Nhưng mãi tới hôm 2/11, Đại học Hawaii mới thông báo về phát hiện này. Họ chưa công bố ngay vì muốn thông báo sự việc tới Bộ Ngoại giao Mỹ và chính phủ Nhật Bản, New York Times đưa tin.

Xác của I-400, tàu ngầm lớn nhất và hiện đại nhất thế giới trước khi tàu ngầm hạt nhân ra đời trong thập niên 60. Ảnh: New York Times.

I-400 và I-401 là hai phiên bản thuộc lớp tàu ngầm Sen-Toku. Trong Thế chiến thứ hai, phát xít Nhật định dùng chúng để tấn công kênh đào Panama. Với chiều dài lên tới 120 m, I-400 là tàu ngầm lớn nhất thế giới trước khi tàu ngầm hạt nhân đầu tiên ra đời. Nó có thể di chuyển quanh thế giới 1,5 vòng sau một lần nạp nhiên liệu. Ngoài ra, I-400 còn có thể mang theo ba máy bay ném bom. Mỗi khi tàu nổi, phi cơ có thể xuất kích cùng hơn 800 kg bom.

"Vào năm 1946, chúng là những tàu ngầm tân tiến nhất thế giới", Delgado khẳng định.

Hải quân Mỹ từng tịch thu 5 tàu ngầm lớp Sen-Toku. Trong số ba chiếc còn lại, hai chiếc giống I-400, còn một chiếc giống I-401. Ban đầu Washington đưa chúng về Trân Châu Cảng để kiểm tra. Nhưng theo một hiệp ước sau chiến tranh, mọi công nghệ quân sự của Nhật Bản sẽ thuộc quyền sở hữu của các nước thuộc phe Đồng minh, bao gồm Liên Xô. Nhận thấy quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô đã căng thẳng ngay từ thời điểm ấy, hải quân Mỹ quyết định đẩy chúng xuống đáy biển để công nghệ chế tạo tàu ngầm tân tiến nhất thế giới thời bấy giờ không rơi vào tay Moscow.

Quỳnh Trang

Bạn có thể quan tâm