Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tàu chiến Mỹ tiến gần Trường Sa, thách thức Trung Quốc

Tàu khu trục USS Decatur của Mỹ thực hiện cuộc tuần tra kéo dài 10 tiếng trong 12 hải lý gần khu vực quần đảo Trường Sa bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.

Theo Wall Street Journal, tàu USS Decatur tuần tra gần ít nhất 2 căn cứ quân sự bị Trung Quốc chiếm trái phép trên Biển Đông hôm 30/9, thách thức tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh tại khu vực này trong bối cảnh căng thẳng hai nước đang leo thang cả về kinh tế lẫn quân sự. 

Tàu khu trục của Hải quân Mỹ thực hiện cuộc tuần tra kéo dài 10 tiếng cách đá Gaven và đá Johnson thuộc quần đảo Trường Sa khoảng 22 km, đây là hoạt động nằm trong chiến dịch tuần tra bảo vệ tự do hàng hải (FONOP) của Mỹ.

Theo một quan chức thuộc chính quyền Mỹ, lực lượng tiến hành các hoạt động tuần tra và giám sát tại khu vực Biển Đông luôn tôn trọng luật pháp quốc tế và chỉ di chuyển trong hải phận và không phận quốc tế. Nguồn tin của WSJ khẳng định động thái trên cho thấy Mỹ sẽ "bay, lái tàu và hoạt động tại bất cứ khu vực nào được luật pháp quốc tế cho phép". 

tau chien My hoat dong o Bien Dong anh 1
Tàu khu trục USS Decatur của Hải quân Mỹ tuần tra trên Biển Đông hồi tháng 10/2016. Ảnh: Getty.

"Điều này là đúng tại khu vực Biển Đông, cũng như bất cứ đâu trên thế giới", vị quan chức cho biết. "Chuỗi hoạt động FONOP không liên quan đến bất kỳ quốc gia nào, cũng không nhằm khẳng định bất kỳ tuyên bố chính trị nào". 

Chính quyền Trung Quốc chưa đưa ra bình luận gì về việc tàu USS Decatur tuần tra trên Biển Đông vào ngày 30/9. Trước đó, Bắc Kinh nhiều lần tuyên bố "chủ quyền không thể chối cãi" tại tất cả các hòn đảo trên Biển Đông và vùng nước liền kề. 

Đá Gaven và đá Johnson là hai trong số 7 khu vực bị Trung Quốc chiếm đóng xây dựng bãi bồi từ năm 2013. Cộng đồng quốc tế đã lên án việc Bắc Kinh quân sự hóa những điểm này trong quần đảo Trường Sa chiếm đóng trái phép của Việt Nam.

Cách đây vài ngày, Trung Quốc cáo buộc Mỹ có hành động "khiêu khích" khi cử máy bay ném bom B-52 đến Biển Đông. Đáp lại, Lầu Năm Góc khẳng định chuyến bay nằm trong chuỗi "hoạt động được lên kế hoạch định kỳ nhằm tăng cường khả năng phối hợp hành động với các đồng minh và đối tác của Mỹ tại khu vực".

tau chien My hoat dong o Bien Dong anh 2
 Máy bay B-52 của Mỹ. Ảnh: AP.

Các hoạt động này diễn ra trong bối cảnh Washington và Bắc Kinh đang leo thang căng thẳng. Tuần trước, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố lệnh trừng phạt đối với Cục Phát triển Thiết bị thuộc quân đội Trung Quốc vì cơ quan này mua chiến đấu cơ Sukhoi Su-35 và tên lửa phòng không S-400 từ công ty Nga.

Đáp lại, Trung Quốc triệu hồi Phó đô đốc Hải quân Shen Jinlong trở về từ chuyến thăm cấp cao đến Mỹ, đồng thời hủy cuộc gặp giữa ông và Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ John Richardson. Bắc Kinh cũng không cho phép một tàu chiến của Mỹ đến thăm Hong Kong. 

Máy bay trinh sát Mỹ bị TQ yêu cầu rời Biển Đông 'ngay lập tức' Máy bay trinh sát P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ làm nhiệm vụ trong không phận quốc tế ở Biển Đông bị Trung Quốc yêu cầu "rời khỏi đây ngay lập tức".

Hàng chục máy bay Trung Quốc tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông

Trung Quốc điều động máy bay chiến đấu và máy bay ném bom tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông vài ngày sau khi Mỹ cho các "pháo đài bay" B-52 bay qua vùng biển lần 2 trong tuần.

Mỹ - Philippines tăng cường hoạt động quân sự chung gần biển Đông

Quân đội Mỹ và Philippines đồng ý gia tăng hoạt động quân sự vào năm 2019 trong lúc Trung Quốc bày tỏ quan ngại về máy bay B-52 của Mỹ trên Biển Đông.



Chi Mai

Bạn có thể quan tâm