Tàu chiến, biệt kích 25 nước đổ về Hawaii tập trận RIMPAC 2018
Chủ nhật, 1/7/2018 16:03 (GMT+7)
16:03 1/7/2018
Hơn 45 tàu chiến, tàu ngầm các loại, gần 200 máy bay chiến đấu và 25.000 quân nhân đến từ nhiều quốc gia đang tham gia cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới RIMPAC 2018.
Đô đốc John C. Aquilino, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương, trả lời họp báo ngày 28/6 tại căn cứ Hickam, Trân Châu Cảng, Hawaii. Cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương lần thứ 26 (RIMPAC 2018) diễn ra từ ngày 27/6 đến 2/8. Đây là lần đầu tiên Việt Nam cử đại diện tham dự tập trận tại RIMPAC. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Biệt kích Philippines diễn tập đu dây đổ bộ từ trực thăng MH-60s thuộc Đội trực thăng tác chiến biển số 4 (HSC-4) của Mỹ ngày 27/6. Philippines cũng cử 3 tàu hải quân đến tham gia tập trận.
Ảnh: Hải quân Mỹ.
Biệt kích Philippines diễn tập đột kích, khám xét một địa điểm mô phỏng cùng lính thủy quân lục chiến Mỹ. Trước đó, Lầu Năm Góc ngày 23/5 đã hủy lời mời Trung Quốc tham gia tập trận, cho rằng việc nước này tiếp tục các động thái quân sự hóa trên Biển Đông là không phù hợp với các nguyên tắc và mục đích của cuộc tập trận. Trung Quốc từng tham gia RIMPAC các năm 2014 và 2016.
Ảnh: Hải quân Mỹ.
Cuộc tập trận RIMPAC tổ chức 2 năm một lần tại Hawaii, với sự tham gia của hàng chục quốc gia, là biểu tượng của sự hợp tác quân sự quốc tế.
Một sĩ quan biệt kích thuộc Tiểu đoàn Hoàng gia số 2, Trung đoàn 22e của Canada diễn tập tấn công đổ bộ bờ biển ngày 29/6. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Hoạt động tập trận đổ bộ của Canada được tổ chức ở khu huấn luyện Red Beach. Canada điều động một lực lượng hùng hậu gồm 4 tàu chiến, 1 tàu hậu cần và 1 máy bay trinh sát CP-140 đến tham dự tập trận. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Lính thủy quân lục chiến Mexico đi cùng một sĩ quan kỹ thuật Mỹ chuẩn bị cho buổi diễn tập ngày 28/6. Các quân nhân Mexico phối hợp diễn tập cùng đon vị Thủy quân lục chiến Viễn chinh số 15 của Mỹ. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Hoạt động bao gồm mô phỏng chuyển quân và đổ bộ bằng trực thăng quân sự MV-22 Osprey tối tan, diễn ra tại khu huấn luyện Talega. Hải quân Mexcio cũng điều tàu đổ bộ xe tăng ARM Usumacinta đến RIMPAC 2018.
Ảnh: Hải quân Mỹ.
Hải quân Hàn Quốc đã cử máy bay tuần tra trên biển P-3C đến tham gia diễn tập tại RIMPAC 2018. Trong ảnh, chiếc máy bay đang đậu tại sân bay quân sự Vịnh Kaneohe, thuộc quản lý của thủy quân lục chiến Mỹ đóng tại Hawaii. Hàn Quốc cũng điều động 3 tàu chiến đến Hawaii. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Các nước cũng gửi nhiều tàu chiến tối tân tham gia RIMPAC 2018. Các hoạt động diễn tập sẽ được tiến hành ở vùng biển quanh quần đảo Hawaii và phía nam California.
Trong ảnh là tàu chiến HMCS Vancouver của Hải quân Hoàng gia Canada cập cảng Hickam vào ngày 25/6. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Tàu sân bay trực thăng JS Ise, một trong những tàu chiến lớn nhất trong biên chế Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản, cập cảng tại Hickam ngày 26/6. Tàu có lượng giãn nước chuẩn 13.950 tấn, có thể đạt đến 19.000 tấn với tải trọng tối đa. Tốc độ di chuyển của JS Ise hơn 56 km/h, có chiều dài gần 197 m và đủ khả năng đáp 18 máy bay.
Ảnh: Hải quân Mỹ.
Đối tác diễn tập "xứng tầm" với JS Ise chính là siêu tàu sân bay hạt nhân của Mỹ USS Carl Vinson. 2 tàu sân bay này từng phối hợp diễn tập ở vùng biển phía Tây Thái Bình Dương sau khi USS Carl Vinson kết thúc chuyến thăm lịch sử đến cảng Đà Nẵng, Việt Nam. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Ngoài diễn tập tác chiến, quân nhân các nước tham dự RIMPAC 2018 còn có những hoạt động giao lưu thể thao, văn hóa, công nghệ. Trong ảnh là một trận đấu giao hữu bóng đá giữa thủy thủ tàu USS Hasley của Mỹ và thủy thủ tàu HMAS Melbourne của Australia tại căn cứ Hickam. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Hội chợ Công nghệ Thực tế ảo nằm trong khuôn khổ RIMPAC 2018 đã được tổ chức vào ngày 29/6 tại Hawaii. Sĩ quan các nước được trải nghiệm các ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong huấn luyện tác chiến. Trong ảnh là một sĩ quan hải quân Indonesia dùng thử bộ kính thực tế ảo của công ty Joint Tele-Critical Care Network. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Theo các chuyên gia, quyết định hủy lời mời tập trận của Mỹ kèm theo động thái chỉ trích từ phía Trung Quốc có thể dẫn tới nguy cơ căng thẳng quân sự leo thang trên Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis dẫn đầu phái đoàn Mỹ đến Đối thoại Shangri-La 2018 trong bối cảnh khu vực đang đứng bên thềm những thay đổi quan trọng.