Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tập tục mừng năm mới trên thế giới

Qua nhiều cuốn sách, độc giả biết được thêm về những tập tục thú vị chào mừng năm mới trên thế giới như ăn 12 quả nho, ăn xúp bí ngô, đập đĩa...

don giao thua anh 1

Tục ăn 12 quả nho ở Tây Ban Nha. Cuốn truyện thiếu nhi The Lucky Grapes: A New Year's Eve Story của Tracey Kyle (Marina Astudillo minh họa) khắc họa sinh động truyền thống đón năm mới của đất nước Tây Ban Nha. Đây là một truyền thống bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX, theo đó, người Tây Ban Nha sẽ ăn đúng 12 quả nho vào giao thừa. Quay trở lại những năm 1800, những người trồng nho ở Alicante đã nghĩ ra truyền thống này để bán được nhiều nho hơn vào dịp cuối năm, nghi lễ này nhanh chóng lan rộng. Ảnh: Amazon.

don giao thua anh 2

Tục ăn xúp mừng tự do ở Haiti. Ở Haiti, ngày đầu năm mới cũng chính là ngày độc lập. Haiti giành độc lập khỏi sự đô hộ của Pháp vào ngày 1/1/1804. Để tôn vinh sự kiện quan trọng này, người Haiti đã ăn xúp Joumou (xúp bí ngô) vào bữa sáng ngày mùng 1. Lý do là trước ngày 1/1/1804, chỉ có người Pháp và người da trắng mới được ăn xúp. Khi giành lại độc lập, tự do, những nô lệ da đen quyết định sẽ ăn mừng bằng món xúp. Xúp Joumou có nguyên liệu chính là bí ngô vùng Caribe, thịt bò, spaghetti cùng nhiều loại rau củ và gia vị địa phương. Sau bữa sáng với xúp, người Haiti sẽ đi chúc Tết xóm giềng. Tập tục này được mô tả sinh động trong truyện thiếu nhi Freedom soup của Tami Charles (Jaxqueline Alcántara minh họa). Ảnh: Three books a night.

don giao thua anh 3

Tục thả cầu ở Mỹ. Đây là truyền thống đón năm mới ở Quảng trường Thời đại, New York trong 100 năm nay. Dựa trên truyền thống hàng hải thế kỷ 19, mục đích ban đầu của quả cầu pha lê là phục vụ cho việc đi thuyền trên biển. Đầu thế kỷ 19, biết chính xác thời gian là một điều quan trọng đối với những người đi biển. Thông thường, vào lúc 12h55, máy sẽ nâng một quả cầu lớn lên đỉnh cột; lúc 12h58, nó sẽ tiến lên đến đỉnh; và chính xác là vào lúc 13:00, một công nhân sẽ thả nó trượt xuống cột. Việc đưa ý tưởng vào làm một nghi thức để chào đón năm mới bắt đầu vào năm 1907. Tờ New York Times bắt đầu tổ chức buổi lễ chúc mừng thời điểm giao giữa năm cũ và năm mới ở Quảng trường Thời đại. Trong sách tranh Every month is a New Year: Celebrations around the word của Marilyn Singer và Susan L Roth có nhắc đến tập tục này. Ảnh: Amazon.

don giao thua anh 4

Lễ hội té nước ở Thái Lan. Songkran là một lễ mừng năm mới ở Thái Lan. Trẻ em đổ nước lên tay ông bà, các gia đình vẩy nước thơm lên hình thánh Huddha. Trên phố, người ta té nước khắp nơi. Lễ hội xuất phát từ quan niệm nước có thể thanh tẩy tâm hồn. Trong lễ Songkran, người ta phải cư xử hào phóng, tặng quà người thân, bạn bè (kèm một dải ruy băng đỏ quấn tay để cầu may), đem thức ăn biếu sư thầy trên chùa. Ở nhà, các gia đình sẽ ăn một món gọi là khao chao - một loại cơm nấu cùng hoa. Cũng trong dịp này, người dân thích thả chim, cá phóng sinh. Nhiều sách như New Year Traditions Around the World của Ann Malaspina và Elisa Chavarri đã nhắc đến lễ hội này. Ảnh: Britannica.

don giao thua anh 5

Tục xông đất ở Scotland. Ở Scotland, ngày trước ngày 1/1 quan trọng đến mức thậm chí còn có một tên chính thức cho nó: Hogmanay. Vào ngày này, người Scotland tuân theo nhiều truyền thống, nhưng một trong những truyền thống nổi tiếng nhất của họ là xông đất. Theo tín ngưỡng của người Scotland, người đầu tiên bước qua ngưỡng cửa nhà bạn sau nửa đêm của ngày đầu năm mới phải là một người đàn ông tóc đen nếu bạn muốn gặp nhiều may mắn trong năm tới. Theo truyền thống, những người đàn ông này đến mang theo những món quà gồm than, muối, bánh mì nướng và rượu whisky như một cách để mang may mắn cho gia chủ. Nhưng tại sao cứ phải là đàn ông tóc đen? Chà, lần về thời Scotland bị người Viking xâm chiếm, điều cuối cùng người ta muốn nhìn thấy trước cửa nhà mình là một người đàn ông tóc sáng màu vác theo một cái rìu bổ chảng. Vì vậy, với quan niệm của người Scotland, một người đàn ông tóc đen tượng trưng cho sự giàu có và thành công. Tập tục này được nhắc đến trong cuốn sách thiếu nhi Every Month Is a New Year: Celebrations Around the World. Ảnh: Old European culture.

don giao thua anh 6

Tục đập bát đĩa ở Đan Mạch. Người Đan Mạch lấy làm tự hào về số lượng bát đĩa vỡ ngoài nhà vào cuối đêm giao thừa. Truyền thống của người Đan Mạch là ném đồ sứ vào cửa trước nhà bạn bè và hàng xóm vào đêm Giao thừa - một số người nói rằng đây là cách để bỏ lại mọi hành vi gây hấn và ác ý trước khi năm mới bắt đầu - và người ta nói rằng nhà nào có chồng sứ vỡ trước nhà càng lớn, nhà đó sẽ càng gặp nhiều may mắn trong năm tới. Nghe có vẻ lãng phí tài nguyên, nhưng không thể phủ nhận đây là một tập tục độc đáo của người Đan Mạch. Tập tục đón năm mới kỳ khôi này được nhắc đến trong sách The Year of Living Danishly: Uncovering the Secrets of the World’s Happiest Country của Helen Russell. Ảnh: Cayman Compass.

Phố sách Hà Nội có gì mới trong dịp nghỉ Tết Dương lịch 2023

Trong dịp nghỉ lễ Tết Dương lịch năm 2023, UBND Quận Hoàn Kiếm đã tận dụng không gian Phố sách Hà Nội để tổ chức các hoạt động nâng cao văn hóa đọc cho cộng đồng.

Sticker book mùa Giáng sinh

Bên cạnh những loại sách truyền thống nổi bật về chủ đề Giáng sinh, những cuốn sticker book là một luồng gió mới cho mùa Noel năm nay.

Lê Lam

Bạn có thể quan tâm