Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tập Cận Bình: 'Nhật Bản cần kiềm chế hành vi'

Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên tiếng cáo buộc, thương vụ mua quần đảo Điếu Ngư/Senaku của Nhật Bản chỉ là "một trò hề" và cảnh báo, Tokyo cần chấm dứt mọi hành vi vi phạm chủ quyền của Trung Quốc.

Tập Cận Bình: 'Nhật Bản cần kiềm chế hành vi'

Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên tiếng cáo buộc, thương vụ mua quần đảo Điếu Ngư/Senaku của Nhật Bản chỉ là "một trò hề" và cảnh báo, Tokyo cần chấm dứt mọi hành vi vi phạm chủ quyền của Trung Quốc.

"Nhật Bản nên kiềm chế hành vi của họ, không nên thốt ra bất cứ điều gì cũng như bất cứ hành động nào làm suy yếu chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc", Phó Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh trong cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta hôm qua.

Sau đó, Phó Chủ tịch Tập “nhắc khéo” ông chủ Lầu Năm góc rằng, cũng như “đồng minh ruột” Nhật Bản, Mỹ nên cẩn thận với lời nói và hành động của họ đồng thời nên biết kiềm chế để không “xía mũi” vào các tranh chấp lãnh thổ cũng như các vấn đề liên quan đến chủ quyền của Trung Quốc.

Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp đón Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta hôm qua.

Bình luận về tuyên bố của Phó Chủ tịch Trung Quốc, nhiều chuyên gia cho biết, đây rõ ràng là động thái phản đối của Trung Quốc về việc Mỹ công nhận quần đảo Senkaku nằm trong phạm vi của hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật. Đây là lần đầu tiên ông Tập Cận Bình chính thức lên tiếng phản đối và chỉ trích việc Nhật Bản “quốc hữu hóa” các đảo tranh chấp với Trung Quốc.

Về phía Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, đáp trả những tuyên bố trên của Phó Chủ tịch Tập Cận Bình, ông Panetta khẳng định, Mỹ quyết giữ lập trường trung lập và không đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản.

Đồng thời, ông chủ Lầu Năm góc cũng nhấn mạnh rằng, Bắc Kinh và Nhật Bản nên bình tĩnh và kìm chế nhằm tránh một cuộc xung đột đồng thời nên tiếp tục đối thoại để giải quyết tranh chấp bằng giải pháp ngoại giao hòa bình. “Chúng ta không thể để những thách thức và bất đồng này làm cho mù quáng để không nhận ra các cơ hội tuyệt vời giữa chúng ta. Nếu chúng ta cùng hợp tác, chúng ta có thể giải quyết các vấn đề cùng nhau”, ông Panetta nhấn mạnh.

Chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu Lầu Năm Góc tới Trung Quốc kể từ khi nhậm chức trùng với thời điểm tranh chấp lãnh thổ liên quan đến quần đảo Điếu Ngư/Senkaku giữa Trung Quốc và Nhật Bản leo thang đỉnh điểm.

Trước khi sang thăm thăm Bắc Kinh, Bộ trưởng Quốc phòng Panetta có cuộc hội đàm với các quan chức hàng đầu của Nhật Bản. Sau cuộc hội dàm, Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba tuyên bố, họ đạt được “thỏa thuận chung” rằng, “các hòn đảo tranh chấp nằm trong phạm vi hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ năm 1960” đồng thời, ký thành công thỏa thuận thiết lập một hệ thống radar phòng thủ tên lửa thứ 2 trên lãnh thổ Nhật Bản. Bên cạnh đó, trong cuộc hội đàm, ông chủ Lầu Năm góc cũng cam kết với đồng minh ruột rằng, Mỹ sẽ triển khai các chiến đấu cơ MV-22 Osprey trên bầu trời Nhật Bản.

Phương Đăng

Theo Infonet

Phương Đăng

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm