Tanizaki Junichiro là một trường hợp đặc biệt của văn chương Nhật Bản thế kỷ 20. Tác phẩm của ông theo đuổi những đề tài cấm kỵ nhưng càng về sau, chúng càng được đánh giá cao.
Không thể phủ nhận Tanizaki Junichiro là một trong những nhà văn Nhật Bản hiện đại lớn nhất của thế kỷ 20. Trong Thế chiến thứ hai, sách của Tanizaki bị kiểm duyệt vì bị cho rằng gây ra những tổn hại cho “đạo đức đám đông” và bị cấm xuất bản.
Tác phẩm của ông đi sâu vào lĩnh vực cấm kỵ. Từ sự khiêu dâm tinh tế đến tình dục bệnh hoạn đều được ông đưa cả vào sách của mình. Ông lãng mạn hóa sự khổ dâm, thi vị hóa sự dày vò tình cảm, ông viết chân thực về những xúc cảm dục vọng thầm kín của đàn ông, ông phanh trần ẩn ức dục vọng đàn bà.
Người đọc có thể phì cười vì nỗi ám ảnh khiêu dâm trong sách của ông, nhưng cũng rất dễ dàng nhận thấy đó là sự hân hoan háo hức đòi hỏi cũng rất là con người. Ông đưa tình dục của con người ta đi về một bến bờ nào đó xa lắc xa lơ. Tuy nhiên, việc đọc và thẩm định, phê bình các tác phẩm của ông vẫn luôn gây rất nhiều tranh cãi.
Các tác phẩm của ông được xem là khiêu dâm gợi dục, là bậy bạ, nhiều tác phẩm còn được xếp vào nhóm Ero guro nansensu. Thuật ngữ Ero guro nansensu gọi tắt là ero guro, được mô tả như: "hiện tượng văn hóa của tầng lớp tư sản thời hậu chiến nhằm khám phá những thứ lệch lạc, kỳ lạ, nhố nhăng", phát triển mạnh mẽ trong không gian cởi mở thời Taisho (Đại Chính). Nhà văn Ian Buruma miêu tả bầu không khí xã hội lúc bấy giờ là "lẳng lơ, nhục dục, vô chính phủ…” Nhưng đó chính là nền văn hóa đại chúng (popular culture) của Nhật Bản.
Và cô phục vụ nổi tiếng nhất có lẽ là Naomi của Tanizaki.
Cô gái phục vụ 15 tuổi, đã thao túng một anh chàng Joji, 28 tuổi, xem anh là ngựa để cưỡi, dần dà anh cũng đã phá sản bởi cô gái đang tuổi teen này. Tiểu thuyết vốn dĩ có tên A Fool's Love - Một tình yêu dại khờ.
Mặc kệ cho Joji có khờ khạo đến thế nào, tình cảm nông cạn ra sao, có bị nàng người yêu 15 tuổi đối xử không ra gì, anh vẫn có được một sự yêu quý, cảm thông nhất định của người đọc. Mặc dù anh ta bị thúc đẩy bởi những khao khát tình cảm cùng những yếu thế về tình dục, người đọc vẫn thương cảm và tiếc nuối cho Joji, đặc biệt là sau sự đối xử kém cỏi của Naomi với Joji.
Nhiều nhà nghiên cứu phương Tây vẫn dùng chữ dokufu - "venomous woman" hoặc là "poisonous woman" hay "femme fatale" nghĩa là “độc phụ” để nói về những người phụ nữ trong các tác phẩm của Tanizaki.
Những gã đàn ông của Tanizaki luôn mang một hình tượng khờ khạo dại dột oroka, thờ phượng phụ nữ, hoặc cuồng bàn chân phụ nữ, hoặc có một cuộc sống suy đồi.
Trong tác phẩm của ông, Tình Yêu luôn có nghĩa là phụ thuộc, là đớn đau, là ám ảnh, là khổ ải, nhưng tất cả những điều đó vẫn không thôi làm nhân vật của ông ngừng yêu, vẫn liên tục đi tìm những mẫu người yêu lý tưởng làm người ta đau khổ, thậm chí có thể làm người ta chết vì tình. Với Tanizaki cái chuyện đức hạnh cao thượng là sự phi lý, ông khinh thường luân lý, với khát vọng thoát khỏi thế giới ích kỷ, chủ nghĩa duy vật và lợi nhuận của những cuộc chiến tranh.
(Steve Job có chăng cũng có đọc Tanizaki nhỉ? "Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ là đây chứ đâu". Khờ khạo một cách đáng yêu.)
Ở truyện Xâm mình, sự bạo dâm (masochistic) đã thể hiện rất rõ. Đây cũng là tác phẩm đầu tiên đưa bệnh cuồng chân - fetishism nổi tiếng của Tanizaki đến với độc giả. Và cũng là tác phẩm đầu tiên mà người đọc bị/bắt/được lôi cuốn vào cơn đau của cô gái trẻ.
Các tác phẩm của Tanizaki luôn mang cảm xúc thực sự của đời sống con người.
Chủ nghĩa khiêu dâm lại là đặc trưng rõ nét nhất của mọi tác phẩm của Tanizaki. Người đọc luôn cảm nhận được cái dị thường kỳ quái của nhân vật.
Nhưng phải chăng vấn đề khiêu dâm và khơi dục trong thời điểm cả nước Nhật đang chuẩn bị cho những cuộc chiến tranh chính là tiếng nói phản kháng đối với văn hóa quy phục ở thời kỳ đó?
Tuy Tanizaki không xây dựng cho mình một hệ thống triết lý, một lập trường chính trị nhưng các tác phẩm của ông là tiếng nói rõ nhất về việc kháng chiến văn hóa.
Tác phẩm của ông là một thách thức với chủ nghĩa dân túy, không xây dựng nên một lập trường ý thức hệ nhưng tác phẩm của ông đã mang mọi mặt kháng chiến văn hóa. Phải chăng với Tanizaki, sự nhiệt tình với chủ nghĩa dân tộc đã đưa đất nước đến những cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Cuộc chiến Nga - Nhật (1904-1905) là một cuộc chiến khốc liệt. Nhật Bản có khoảng 230.000 người chết và bị thương. Số lượng thương vong khổng lồ này dẫn đến tình trạng thiếu lao động nam nghiêm trọng cản trở sự phát triển của các ngành công nghiệp nặng trong những năm đầu sau chiến tranh.
Nông dân vì mưu sinh đã phải lên thành phố kiếm việc. Trong khi công nhân nhà máy và các nhóm cư dân thành thị khác đã tự nhủ rằng xã hội đang cạnh tranh tàn nhẫn giờ đây là thời khắc để củng cố bản thân.
Thuyết Darwin nhấn mạnh đến cái gọi là chọn lọc tự nhiên đã được giới thiệu ở Nhật trong khoảng thời gian này, được xã hội chấp nhận rộng rãi như là một lý thuyết khẳng định sự cần thiết "khoa học" của cuộc đấu tranh cho sự tồn tại.
Sự bất mãn đối với chính phủ, tầng lớp đại tư bản và chúa đất ngày càng trở nên phổ biến. Sự bất mãn đã khơi mào cho bạo lực. Bạo lực này, ban đầu gây ra bởi sự không hài lòng với Hiệp ước Portsmouth đã chính thức kết thúc chiến tranh, đã đạt đến đỉnh cao trong cuộc nổi dậy năm 1918.
Đó là những biểu hiện bạo lực phổ biến đã mở đường cho sự ra đời của cái gọi là nền dân chủ Taisho - "Taishō democracy". Một bầu không khí chính trị tự do cho phép cả chính trị của đảng và chính trị phe đối lập phát triển như trước đây.
Một xu hướng tương tự đã xảy ra là nhà phê bình Isoda Koichi đã gọi là "cuộc cách mạng cảm xúc" (kanjo kakumei). Cách mạng này được tuyên bố bằng những biểu hiện khát vọng, ham thích như là lời thú nhận "Tôi đang đói khát cơ thể của một người phụ nữ" (Watashi wa onna Ni uete iru).
Tanizaki chuyển sang thăm dò thẩm mỹ Nhật Bản truyền thống. Sự thay đổi này được thể hiện qua một số tác phẩm, điển hình nhất phải kể đến tiểu thuyết Chị em nhà Makioka, câu chuyện mô tả thực tế sự tan rã của các giá trị văn hóa truyền thống và các chuẩn mực của tầng lớp tư sản dưới những tiêu chuẩn của chiến tranh.
Chẳng hạn như bức chân dung của Yukiko gợi lên hình ảnh của các quý bà quý tộc ở thời Heian và tên cô cho thấy sự tan rã của nền văn hoá truyền thống Nhật Bản. Ngược lại, Taeko, em út của Makioka là một "cô gái hiện đại" điển hình.
Vào cuối cuốn tiểu thuyết, cuộc hôn nhân của Yukiko với một quý tộc trẻ đã được giải quyết. Người chồng tương lai của cô là một kỹ sư, một nghề không đúng, ít nhất là cho các thành viên của tầng lớp quý tộc trước chiến tranh. Thực tế này là một dấu hiệu rõ ràng về những thay đổi xã hội quan trọng xảy ra ở Nhật sau khi chiến tranh kết thúc.
Không phải với việc Taeko đã sinh đứa con ngoài giá thú chết ngay sau khi sinh. Số phận của Taeko cho thấy sự thất bại của chủ nghĩa hiện đại xuất hiện sau năm 1920.
Cảnh cuối cùng của cuốn tiểu thuyết mà Yukiko bị bệnh tiêu chảy trên đường đến bữa tiệc cưới là một câu đố. Nhưng chìa khóa của câu đố này được gợi ý trong chân dung và tên của Yukiko gợi lên biểu tượng của văn hoá truyền thống Nhật Bản. Cảnh cuối tượng trưng cho nền văn hoá truyền thống của Nhật Bản suy yếu và bị ô nhiễm sau chiến tranh.
Lý do cho sự quan tâm áp đảo đối với các hiện vật kỳ lạ và xu hướng của những thời điểm và địa điểm khác mà nó tạo nên đặc điểm chính của nền văn hoá Taisho là gì?
Sau chiến tranh Nga - Nhật, tinh thần bất bình và sự phản kháng đã gây ra hàng loạt vụ bạo lực phổ biến từ từ trở nên loãng dần hoặc tìm ra các mục tiêu mới trong các hoạt động của tầng lớp trung lưu ở đô thị mới. Có một cảm giác chán nản và náo động chung, cũng như thiếu định hướng chính trị mà cuối cùng dẫn đến sự phát triển của một mối quan tâm về triết học và nghệ thuật, đặc biệt là trong giới trẻ
Các tuyên bố kiểu như thế đã làm lung lay nhiều nền tảng giáo lý khổng giáo của dân chúng cấu thành nên "đạo đức của người dân" (kokumin no dotoku)
Nhiều tác phẩm được viết theo tinh thần Chủ nghĩa tự nhiên - "shizenshugi", đã chuyển từ phơi bày sự xấu hổ về xã hội đến sự quan tâm đến bản chất của cái ác tìm thấy trong bản thể mỗi con người.
Nhiều tiểu thuyết được gọi là "jochi-shosetsu" (tiểu thuyết của sự say đắm), trong đó nhiều nhân vật chính đóng vai người tiêu thụ với niềm đam mê mù quáng đã được viết. Nghệ thuật tự nhại hoặc một hình ảnh vừa bi vừa hài của bản thân xuất hiện trong sự suy sụp, được xuất hiện nhiều trong tác phẩm của Tanizaki.
Chữ Vạn là điển hình của thể loại tác phẩm thế này.
Sự lôi cuốn của ham muốn tạo ra một tầm nhìn về thế giới, trong đó mọi thứ đang lộn ngược, trái với cách bình thường của sự vật cuộc sống. Một kiểu như thế không thể xuất hiện trong tâm trí chung của phần đông công chúng.
Đó là sự trụy lạc, nhưng trong khi tất cả đều đạo đức, đều lao đầu theo chủ nghĩa dân túy thì phải chăng đó là biểu hiện của một sự phản kháng, nó tạc vào giai đoạn lịch sử những dấu ấn không thể chối bỏ.
Việc khám phá những cảm xúc về cơ thể và tình dục trong văn học thời Taisho không chỉ biểu hiện chính là sự nổi loạn chống lại đạo đức tư sản chủ nghĩa và các khái niệm có tính quy luật về tình yêu dị tính.
Tanizaki dĩ nhiên không phải là người đi đầu trong phong trào văn chương kiểu thế này. Trước ông rất lâu, Hagiwara Sakutaro (1886-1942), mô tả một người đàn ông trẻ tuổi luôn tưởng tượng mình đang làm tình với một cây bạch đàn. Nhà thơ và hoạ sĩ Murayama Kaita (1896-1919) không chỉ mạnh dạn đề cập đến chủ đề tình yêu đồng tính, mà trong những bài thơ như Akuma no Shita đi xa hơn nhiều, ông viết về sự hưởng thụ niềm vui của một bữa ăn thịt người.
Chúng ta thấy trong những ví dụ này, nổi lên một đặc điểm thẩm mỹ của những kẻ kỳ thị và kỳ cục, các đối tượng bị bạo dâm, bị hành xử một cách thái quá - đưa câu chuyện ra khỏi bối cảnh thông thường của chúng và ngăn không cho chúng có ý nghĩa. Một cách khác để đặt điều này vào trong ý thức trụy lạc, cũng là chiến lược khơi gợi bản năng hoài nghi của xã hội.
Truyện Bí mật của Tanizaki là một ví dụ. Người đàn ông với bộ kimono của nữ giới, đi rong ruổi khắp nơi, Tanizaki đã đưa nhân vật ra khỏi bối cảnh thông thường, làm nên một sự phản kháng đặc biệt rõ ràng.
Đó là thời kỳ của văn hóa phương Tây đang làm mưa làm gió tại Nhật. Các yếu tố bản xứ, yếu tố truyền thống đều bị xem nhẹ. Người đọc câu chuyện này được hướng đến những giá trị thẩm mỹ với những thứ kiểu phương Tây, hoặc giống phương Tây, không bị nhầm lẫn với một sự say mê với nền văn minh phương Tây hiện đại.
Sự phức tạp, sự rực rỡ và sự bận tâm với những thứ theo phong cách phương Tây (haikara) trong nghệ thuật và văn học của thời kỳ Taisho, bắt nguồn từ những ý tưởng lãng mạn châu Âu nhập khẩu.
Một Nhật Bản đang mở cửa đón luồng gió mới, người dân khao khát đón chờ nền văn minh phương Tây, nên bất kỳ một luồng tư tưởng nào, một trào lưu nào của phương Tây đều gợi nên ham muốn được đồng hóa của người dân.
Một đặc điểm quan trọng của văn hóa thời Taisho là sự bận tâm với trí tưởng tượng, và phân tâm học, nhưng hành vi tâm thần vô thức, và những lệch lạc của tâm thần.
Thời kỳ này cũng xuất hiện một xu hướng mà những ai đọc truyện trinh thám Nhật đều ngỡ ngàng: đó là việc kẻ giết người không bao giờ bị phát hiện, và cũng không ai biết kẻ phạm tội là ai.
"Tôi là một người thấy thế giới tò mò, ngu si, đần độn và vui vẻ. Cuộc sống thật mờ nhạt mà tôi thì có thể chết vì chán nản."
Đó chính là sự nhàm chán của cuộc sống thường nhật - một sự nhàm chán chỉ những người tầng lớp trung lưu đô thị có thể đủ khả năng và tiềm lực về kinh tế mới được hưởng - điều đó giúp cho những xu hướng văn học - nghệ thuật được cách tân và trở nên đa sắc, và góp phần vào việc việc hình thành Ero guro nansensu sau này.
Vào cuối những năm 1920 và đầu những năm 1930, những xu hướng này không chỉ được thu hút vào nền văn hoá đại chúng sôi động mà phát triển mạnh mẽ quanh các thành phố lớn, nhưng, như mong đợi, đã thay đổi về nhân vật, trở nên dễ tiếp cận hơn và phản ánh những thay đổi hiện tại. Trong quá trình này, tên gọi Ero guero nano đã được chấp nhận rộng rãi.
Có thể nói rằng các tác phẩm Tanizaki xuất bản trong giai đoạn Taisho và đầu thời Showa, cũng như trong Thế chiến thứ hai, thể hiện một thái độ phê bình, một tinh thần kháng chiến, hướng tới văn hóa chi phối của từng thời kỳ.
Năm 1956, tại thời điểm hồi phục kinh tế hậu chiến của Nhật đã được hoàn thành và thời kỳ tăng trưởng kinh tế cao đang bắt đầu, người già đã trở thành một vấn đề của xã hội, tình dục người già càng là một chủ đề nhạy cảm.
Nhưng cái gì càng nhạy cảm, Tanizaki luôn lao đầu vào, bất chấp mọi chuẩn mực xã hội, ông xuất bản Nhật ký Già điên mô tả sự ám ảnh tình dục của một ông già.
Ngày trước, ông phản kháng với thời thế, phản kháng với chủ nghĩa dân túy, giờ đây, khi đã đi gần hết quãng đời, ông lại vẫn tiếp tục phản kháng với tuổi tác, với cả chính bản thân mình, ông phản bác những quan niệm về đạo đức người già phải thế này, người già phải thế nọ, ông ném tất cả mọi luân lý đi ra một phía khác.
Tanizaki khéo léo tránh được sự nguy hiểm của sự quen thuộc phong cách khi mô tả những người đàn bà thâm hiểm. Ông đưa độc giả của mình đến với vùng trời màu xám, trung gian giữa ác và thiện, cái khu vực mà trong đó cái thiện cùng cái ác kết hợp tạo thành thực tế của cảm xúc con người.