Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tăng cường thả... muỗi ra đảo

Ngày 31/7, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương và UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức hội thảo ứng dụng tác nhân sinh học Wolbachia trong phòng chống sốt xuất huyết (SXH) Dengue.

Tăng cường thả... muỗi ra đảo

Ngày 31/7, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương và UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức hội thảo ứng dụng tác nhân sinh học Wolbachia trong phòng chống sốt xuất huyết (SXH) Dengue.

TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ cho biết, Việt Nam là một trong những nước đứng đầu khu vực Châu Á về tỷ lệ mắc - tử vong do SXH  và có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây, với véc-tơ truyền bệnh chủ yếu từ 2 loài muỗi Ae.aegypti và Ae.albopictus.

Năm 2005, các nhà khoa học đã nghiên cứu về khả năng ứng dụng tác nhân sinh học Wolbachia một loại vi khuẩn nội bào tồn tại tự nhiên ở hơn 70% loài côn trùng, loại muỗi đã được truyền vi khuẩn Wolbachia khi được thả vào tự nhiên sẽ lây truyền khuẩn Wolbachia cho muỗi tự nhiên, gây ra những ức chế sự nhân lên của virus Dengue- virus gây bệnh SXH hiện nay, đồng thời làm giảm tuổi thọ của muỗi.

Bệnh nhân điều trị sốt xuất huyết tại bệnh viện.

Sau khi nghiên cứu, Đảo Trí Nguyên của Nha Trang là nơi thực địa bởi lợi thế nằm tách biệt đất liền, đây lại là khu vực có quần thể muỗi Aedes aegypti (muỗi tự nhiên) cao quanh năm, số hộ gia đình cư trú ít... Đến tháng 4/2013, các nhà khoa học đã thí điểm thả đặt 200.000 quăng (ấu trùng muỗi) tại các hộ gia đình trên đảo Trí Nguyên. Kết quả bước đầu tỉ lệ thay thế quần thể muỗi mang Wolbachia đạt từ 70 - 80%, tỉ lệ bọ gậy mang Wobachia tại cộng đồng đạt 96%.

Ông Lê Đức Lương , Đội trưởng đội Y tế Dự phòng TP.Nha Trang cho biết, đầu năm 2013 đảo Trí Nguyên có 3 ca SXH dương tính, và sau khi thả loăng quăng từ tháng 4/2013 đến nay, không có ổ dịch SXH tập trung và không có trường hợp nào bị SXH.

Theo ông Dương, nếu thành công, chương trình phòng chống SXH quốc gia có thể xem xét và ứng dụng phương pháp này để góp phần phòng chống SXH ở nước ta.

GS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ, nhận định cần có sự thảo luận mở rộng dự án ra TP.Nha Trang với quy mô nghiên cứu lớn về khả năng ứng dụng của muỗi Aedes aegypti mang vi khuẩn Wolbachia trong phòng chống SXH, hướng tới loại trừ SXH tại Việt Nam .

Thống kê của Bộ Y tế, đến ngày 30/7, cả nước hiện có 29.500 trường hợp mắc SXH tại 46 tỉnh, TP với 19 ca tử vong, số ca mắc SXH tăng nhanh ở Đắc Lắc, Khánh Hòa, Phú Yên, TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong đó, Khánh Hòa là địa phương dẫn đầu cả nước với hơn 4.000 ca.

Theo Khám Phá

Theo Khám Phá

Bạn có thể quan tâm