Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vệ tinh của Việt Nam bị hoãn phóng, chưa rõ nguyên nhân

Tên lửa Epsilon 5 chứa vệ tinh NanoDragon do Việt Nam phát triển bị hoãn phóng tại Nhật, chưa xác định nguyên nhân cụ thể.

Sáng 1/10, Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) thông báo hoãn phóng tên lửa Epsilon 5 chứa 9 vệ tinh, bao gồm vệ tinh NanoDragon của Việt Nam vào vũ trụ.

Trước đó, buổi phóng tên lửa được JAXA trực tiếp trên YouTube từ Trung tâm vũ trụ Uchinoura, tỉnh Kagoshima (Nhật Bản) vào sáng sớm 1/10. Tên lửa dự kiến được phóng vào 7 giờ 51 phút 21 giây (giờ Việt Nam). Do một số nguyên nhân chưa xác định, buổi livestream kết thúc trong khi tên lửa Epsilon 5 không thể rời bệ phóng.

Tam hoan phong ve tinh cua Viet Nam vao vu tru anh 1

JAXA công bố hoãn ngày phóng tên lửa Epsilon 5 chứa vệ tinh NanoDragon của Việt Nam. Ảnh: JAXA_en.

Trên Twitter chính thức, JAXA xác nhận buổi phóng tên lửa Epsilon 5 ngày 1/10 bị hủy. Thông tin chi tiết sẽ được cập nhật trên website của cơ quan.

Vệ tinh NanoDragon là sản phẩm của đề tài "Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, phóng và vận hành thử nghiệm vệ tinh siêu nhỏ cỡ nano" thuộc "Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về công nghệ vũ trụ giai đoạn 2016-2020". Quá trình nghiên cứu, thiết kế, tích hợp, thử nghiệm vệ tinh được thực hiện tại Việt Nam bởi Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC).

Tam hoan phong ve tinh cua Viet Nam vao vu tru anh 2

Vệ tinh NanoDragon được bàn giao cho Nhật Bản vào tháng 8. Ảnh: VNSC.

NanoDragon là vệ tinh dạng cubesat lớp nano nặng 3,8 kg với kích thước tiêu chuẩn 3U (100 x 100 x 340,5 mm), được phát triển với mục đích chứng minh có thể dùng công nghệ chùm vệ tinh cỡ siêu nhỏ để thu tín hiệu nhận dạng tự động tàu thủy (Automatic Identification System – AIS) sử dụng cho mục đích theo dõi, giám sát phương tiện trên biển.

Vệ tinh cũng được thiết kế nhằm xác minh chất lượng hệ thống điều khiển, xác định tư thế vệ tinh cũng như hoạt động của mẫu máy tính mới, được phát triển dành cho vệ tinh cỡ nhỏ. NanoDragon dự kiến hoạt động ở quỹ đạo đồng bộ Mặt Trời tại độ cao khoảng 560 km.

Tham gia phóng cùng NanoDragon của Việt Nam còn có 8 vệ tinh khác của Nhật Bản. Trong đó có một vệ tinh chính nặng 100 kg, 4 vệ tinh lớp micro và 3 vệ tinh lớp cubesat.

Trước NanoDragon, VNSC từng chế tạo vệ tinh siêu nhỏ PicoDragon (1 kg), phóng lên quỹ đạo và thu được tín hiệu vào năm 2013. Trong khi đó, vệ tinh MicroDragon (50 kg) được chế tạo bởi 36 cán bộ VNSC dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia Nhật Bản. Thiết bị này được phóng thành công lên quỹ đạo vào tháng 1 năm 2019 và đã thu nhận ảnh chụp từ vệ tinh.

Cột mốc quan trọng trong cuộc chinh phục vũ trụ của nhân loại Hơn 60 năm từ ngày vệ tinh Sputnik của Liên Xô lần đầu vào quỹ đạo, nhân loại chưa một ngày ngừng việc tìm tòi và nghiên cứu cách gần hơn với vũ trụ.

Việt Nam sắp phóng vệ tinh NanoDragon lên quỹ đạo

Vệ tinh NanoDragon đã được bàn giao cho Nhật Bản để chuẩn bị phóng lên vũ trụ.

Công ty của Elon Musk lập trạm tại biển Ireland

Starlink, công ty cung cấp dịch vụ Internet vệ tinh của Elon Musk chọn một hòn đảo tại biển Ireland để đặt trạm truyền tín hiệu.

Internet vệ tinh phủ sóng toàn cầu từ tháng 8

Mạng Internet vệ tinh Starlink của tỷ phú Elon Musk sẽ vận hành trên phạm vi toàn cầu kể từ tháng 8 tới. Trong tương lai, giá thiết bị thu sóng được giảm một nửa.

Phúc Thịnh

Bạn có thể quan tâm