Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Taliban sẽ quản lý nền kinh tế 22 tỷ USD ra sao?

Taliban có thể thu lợi hàng tỷ USD mỗi năm từ bắt cóc, tống tiền và buôn lậu hàng hóa. Tuy nhiên, lực lượng này sẽ gặp khó khi quản lý nền kinh tế Afghanistan 22 tỷ USD.

"Ngay sau khi Taliban chiếm thủ đô Kabul, các câu hỏi đã được đặt ra. Họ sẽ quản lý nền kinh tế Afghanistan như thế nào?", nhà báo Bobby Ghosh viết trên Bloomberg.

"Liệu phiến quân có đủ kỹ năng để điều hành Bộ Tài chính và ngân hàng trung ương hay không? Các nhà tài trợ nước ngoài có tin tưởng họ? Họ có khả năng làm ăn với những nhà đầu tư quan tâm đến nguồn khoáng sản khổng lồ của đất nước hay không?", ông viết thêm.

Trong suốt hai thập kỷ sống trong vùng hoang dã, Taliban đã cho thấy khả năng tạo ra những nguồn lực để duy trì cuộc nổi dậy. Phiến quân kiếm tiền từ buôn bán ma túy, khai thác bất hợp pháp và nhận ủng hộ từ các tổ chức nước ngoài. Doanh thu hàng năm của Taliban có thể lên tới 1 tỷ USD.

Luc luong Taliban anh 1

Sau khi chiếm thủ đô Kabul, Taliban sẽ phải tiếp quản nền kinh tế 22 tỷ USD đang suy yếu. Ảnh: AFP.

Nền kinh tế 22 tỷ USD

Nhưng ngân sách của Afghanistan có quy mô gấp 5 lần. GDP của đất nước - ước tính khoảng 22 tỷ USD - đã tăng gấp 3 lần kể từ khi Mỹ và các lực lượng đồng minh lật đổ lực lượng Taliban hồi năm 2001. Tuy nhiên, sức khỏe của nền kinh tế Afghanistan dần suy yếu trong những năm qua.

Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới, 3/4 ngân sách của chính phủ đến từ tài trợ quốc tế, dẫn đầu là Mỹ. Nền kinh tế từng được dẫn dắt bởi một nhóm các nhà kỹ trị Afghanistan. Nhiều trong số họ đã được giáo dục hoặc đào tạo từ phương Tây.

Rất ít người trong số họ trở lại Afghanistan, bất chấp lời hứa của Taliban về việc "ân xá" cho bất cứ ai từng làm việc cho chính quyền cũ.

Khi đó, thách thức kinh tế cấp bách nhất đối với các "nhà cầm quyền" mới là sự thiếu hụt kỹ năng trong những bộ, ban ngành của chính phủ. Taliban sẽ phải chật vật tìm kiếm các quan chức có thể nhận được sự tin tưởng từ nhà tài trợ và đầu tư nước ngoài.

Liệu phiến quân có đủ kỹ năng để điều hành Bộ Tài chính và ngân hàng trung ương hay không? Các nhà tài trợ nước ngoài có tin tưởng họ không?

Nhà báo Bobby Ghosh của Bloomberg

Ở thời điểm hiện tại, các nhà tài trợ và nhà đầu tư chưa thể tin tưởng Taliban. Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đóng băng 9,5 tỷ USD tài sản của ngân hàng trung ương Afghanistan và tạm dừng chuyển tiền đến nước này.

Các chính quyền châu Âu đã dừng viện trợ phát triển. Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng cắt quyền truy cập vào SDR (quyền rút vốn đặc biệt) của Afghanistan.

Các chính phủ phương Tây, cơ quan đa phương và nhà tài trợ sẽ áp dụng những điều kiện nghiêm ngặt về việc nối lại tài trợ. Viện trợ có thể dựa vào việc Taliban giữ lại các quyền tự do, nhất là đối với phụ nữ, và ngăn chặn sự nổi dậy của những nhóm khủng bố như al-Qaeda.

Trong khi đó, các nhà đầu tư phương Tây sẽ theo dõi những tín hiệu từ chính quyền, nhất là các lệnh trừng phạt kinh tế. Họ cũng bị ảnh hưởng từ phản ứng của công chúng.

Khó nhận đầu tư

Một số suy đoán cho rằng Trung Quốc và Nga đang muốn thế chỗ Mỹ. Bắc Kinh đã để mắt đến các mỏ khoáng sản trị giá khoảng 1.000-3.000 tỷ USD của Afghanistan.

Afghanistan có nguồn dự trữ tài nguyên dồi dào, từ dầu mỏ, khí tự nhiên đến đất hiếm. Đất nước cũng giữ vị trí chiến lược và có thể là điểm nối quan trọng trong kế hoạch kết nối giao thương Vành đai, Con đường của Trung Quốc.

Tuy nhiên, cần thay đổi nhiều về cơ sở hạ tầng để có thể khai thác khoáng sản của Afghanistan. Chẳng hạn, quốc gia này đang thiếu trầm trọng mạng lưới giao thông. Việc đưa các khoáng sản ra khỏi lòng đất và vào Trung Quốc sẽ đòi hỏi những khoản đầu tư lớn. Điều này có thể khiến các nhà đầu tư chùn bước.

Dự án trị giá 2,8 tỷ USD do doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc Metallurgical Corporation tài trợ, được đặt tại Mes Aynak (gần thủ đô Kabul), đã bị trì hoãn từ lâu.

Luc luong Taliban anh 2

Sau khi Taliban chiếm thủ đô Kabul, các doanh nghiệp địa phương không phụ thuộc vào đầu tư và thị trường nước ngoài có thể mong đợi một môi trường tương đối ổn định. Ảnh: AFP.

Taliban có thể thèm muốn viện trợ của Trung Quốc, nhưng họ sẽ phải cạnh tranh với nhiều quốc gia đang phát triển, nhất là ở châu Phi.

Trên thực tế, Bloomberg, một số lĩnh vực của nền kinh tế Afghanistan có thể hưởng lợi sau khi Taliban nắm chính quyền.

Các doanh nghiệp địa phương không phụ thuộc vào đầu tư và thị trường nước ngoài có thể mong đợi một môi trường tương đối ổn định. Họ cũng có khả năng tiếp cận những vùng mà trước đây nằm ngoài giới hạn do giao tranh giữa quân nổi dậy và quân chính phủ.

Nhưng dĩ nhiên, không phải mọi doanh nghiệp đều hưởng lợi. "Và việc các doanh nhân phải đưa tiền hối lộ, bảo kê cho nhóm quan chức mới chỉ là vấn đề thời gian. Taliban rất giỏi trong việc tống tiền", Bloomberg nhận định.

Lực lượng Taliban kiếm tiền từ đâu và giàu có cỡ nào?

Taliban giờ đã là một tổ chức giàu có. Lực lượng này thu lợi hàng tỷ USD từ bắt cóc, tống tiền và buôn lậu hàng hóa.

Các tập đoàn lớn Trung Quốc phải trả giá vì chèn ép doanh nghiệp nhỏ

Chính quyền Trung Quốc siết chặt kiểm soát các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc khi những tập đoàn này lạm dụng vị thế thống trị để chèn ép đối tác và khách hàng.

Thảo Cao

Bạn có thể quan tâm