Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Taliban 2.0 có thay đổi khi thế hệ thủ lĩnh trẻ trỗi dậy?

Dù Taliban tuyên bố đã thay đổi so với 20 năm trước, các chuyên gia hoài nghi rằng chế độ cai trị hà khắc và tàn bạo của tổ chức này sẽ quay trở lại.

Taliban Afghanistan anh 1

Khi Taliban tràn vào Kabul, giành quyền kiểm soát Afghanistan năm 1996, lực lượng này thiết lập một trong những chế độ tàn bạo và hà khắc nhất khiến cả thế giới choáng váng.

Những vụ hành quyết công khai bằng hình thức ném đá được thực hiện ở sân bóng đá. Vô tuyến, phim ảnh, âm nhạc đều bị đặt ra ngoài vòng pháp luật.

Phụ nữ bị cấm đi làm, trẻ em gái không được đến trường. Nam giới sẽ bị đánh đến chết nếu không cầu nguyện 5 lần một ngày hay dám cạo râu.

Chế độ cai trị của Taliban từng khiến nhiều người dân Afghanistan hãi hùng. Và giờ đây, những người dân ấy đang sống trong sợ hãi bởi Taliban đã trở lại nắm quyền. Nhiều phụ nữ chia sẻ họ đang cố gắng náu mình, như không tồn tại.

Đã 20 năm kể từ ngày Taliban bị Mỹ gạt ra khỏi Kabul. Khi quay trở lại ngày 15/8, Taliban có thay đổi cách cai trị hay không, đó vẫn còn là dấu hỏi.

Taliban đã thay đổi?

Nhiều nhà phân tích cho rằng Taliban, tổ chức Hồi giáo Sunni của người Pashtun, giờ đây khéo léo hơn khi thể hiện bản thân trước cộng đồng quốc tế.

Nhưng Taliban cho thấy tổ chức này không hề thay đổi về những đức tin căn bản, đó là thiết lập một chế độ luật Hồi giáo nghiêm khắc, không khoan nhượng, theo cách giải thích của riêng họ.

"Tôi rất hy vọng một khi Taliban ngồi vào bàn đàm phán với Mỹ hồi năm ngoái, họ đã thay đổi và họ hiểu tầm quan trọng của tính chính danh trong quan hệ với nước ngoài, hay đối xử đàng hoàng hơn với phụ nữ", Ahmed Rashid, nhà báo người Pakistan đã đưa tin về Taliban từ khi nhóm này thành lập năm 1994, nói.

Taliban Afghanistan anh 2

Phụ nữ Afghanistan tại trung tâm cứu trợ của Tổ chức Chữ thập đỏ năm 1996. Ảnh: AP.

Ông Mark Kimmitt, cựu quan chức chính quyền Tổng thống George W. Bush nhận định Taliban 2.0 có chiến dịch quan hệ công chúng tốt hơn, nhưng bản chất của tổ chức này vẫn giống Taliban trước đây.

Chuẩn tướng về hưu Mark Kimmitt từng là trợ lý ngoại trưởng phụ trách các vấn đề chính trị trong chính quyền cựu Tổng thống George W. Bush.

Theo nhà báo Rashid, thế hệ lãnh đạo cũ của Taliban từ thập niên 1990 đã học hành nhiều hơn, được trau dồi hơn. Nhưng các thủ lĩnh chiến trường thế hệ trẻ lại thuần túy là Hồi giáo cực đoan.

"Họ tỏ ra rất tự hào về cách họ đối xử với phụ nữ, giáo dục, cũng như mọi thứ khác. Đó thực sự là một thảm kịch khủng khiếp, bởi chính thế hệ này đã chỉ huy đoàn quân đánh vào Kabul. Các thủ lĩnh thế hệ già của Taliban không thể làm gì được họ", ông Rashid cho biết.

Cho đến tuần trước, Taliban vẫn tiếp tục đàm phán với Mỹ và các quốc gia liên quan trong khuôn khổ đối thoại ở Doha, Qatar. Nhưng nhóm này không hề tỏ ra sẵn sàng nhượng bộ, khi mà trên chiến trường Taliban thắng như chẻ tre.

Trong một năm qua, Taliban đã hứa sẽ cai trị theo cách khác, như cho phép trẻ em gái đến trường học, hay cắt đứt quan hệ với Al Qaeda. Nhưng cả hai lời hứa này đều khiến nhiều người hoài nghi.

"Taliban và Al Qaeda có sự liên kết sâu sắc. Hai tổ chức này đan xen vào nhau, thậm chí có nhiều cuộc kết hôn giữa thành viên hai nhóm. Al Qaeda tìm cách gả chiến binh vào các gia đình Taliban", Doug London, cựu nhân viên CIA phụ trách chống khủng bố ở Afghanistan, cho biết.

Nhiều chuyên gia có chung nhận định Taliban sẽ tiếp tục cung cấp nơi ẩn náu và những hình thức hỗ trợ khác cho Al Qaeda.

"Taliban sẽ tiếp tục tham vấn Al Qaeda và cho phép tổ chức khủng bố này hoạt động trên lãnh thổ Afghanistan", ông London nhận xét.

Giới chức Mỹ cho biết Al Qaeda và IS đã suy yếu trên phạm vi toàn cầu. Thế nhưng, cả hai tổ chức này đều hiện diện tại Afghanistan. Với việc Taliban trở lại nắm quyền, không thể loại bỏ nguy cơ Al Qaeda và IS hồi sinh.

Đầu năm 2021, Liên Hợp Quốc công bố một báo cáo đáng lo ngại, cho biết Taliban tiếp tục có liên kết chặt chẽ với Al Qaeda, bất chấp những gì tổ chức này cam kết trong thỏa thuận hòa bình với Mỹ.

Trong tuyên bố đưa ra hôm 16/8, Liên Hợp Quốc cảnh báo đã có dấu hiệu cách cai trị cũ của Taliban được tái lập ở những nơi tổ chức này chiếm đóng.

Tại nhiều khu vực, trong đó có thành phố Herat, trẻ em gái một lần nữa bị cấm đến trường.

Trên khắp cả nước, những cửa hàng bán burqa (khăn trùm đầu) đang mở cửa trở lại. Những bộ quần áo dày, màu xanh lam, bao phủ cơ thể phụ nữ từ đầu đến chân - biểu tượng cho sự đàn áp của Taliban trước đây - đang trở thành một mặt hàng đắt tiền, phải xuất hiện trong tủ đồ.

Tại Kabul, tất cả quảng cáo có hình ảnh phụ nữ đã bị xóa bỏ.

Châm ngòi làn sóng khủng bố toàn cầu

Tác động từ chiến thắng của Taliban sẽ không chỉ gói gọn trong phạm vi lãnh thổ Afghanistan. Các chuyên gia lo ngại sự trỗi dậy sau 20 năm của Taliban sẽ là đuốc mồi châm lên phong trào cực đoan khắp thế giới.

"Nhiều người đang phấn khích trước sự kiện 15/8. Có những người nói 'nhìn xem, Hồi giáo cực đoan đã thắng. Đó sẽ là ngọn cờ tập hợp những thành phần cổ xúy cho tư tưởng cực đoan", nhà báo Peter Bergen, tác giả cuốn sách The Rise and Fall of Osama bin Laden, cảnh báo.

Ông Bergen bày tỏ lo ngại chiến thắng hôm nay của Taliban sẽ một lần nữa tạo ra kịch bản của vài năm trước, khi tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) trỗi dậy và giành quyền kiểm soát những vùng lành thổ rộng lớn ở Trung Đông.

"Khi IS tung hoành ở Iraq và Syria, có rất nhiều người phương Tây tình nguyện gia nhập vào hàng ngũ của họ. Lúc nay, chúng ta có một Taliban đang làm điều không khác là bao ở Afghanistan. Tôi tin rằng sẽ có rất nhiều vấn đề cân não đang chờ đợi phương Tây", ông Bergen nói.

Taliban Afghanistan anh 3

Người dân Kabul bỏ chạy tới sân bay Hamid Karzai. Ảnh: Reuters.

Trong 5 năm Taliban nắm quyền (1996-2001), nhóm này đã nếm mùi khó khăn của việc cai trị một đất nước nghèo khi bị cộng đồng quốc tế tẩy chay.

Giờ đây, Taliban đã chủ động tìm tới những nước mà tổ chức này tin là có thể chống lưng cho họ.

Với Mỹ và các đồng minh, ít có khả năng phương Tây sẽ sớm trợ giúp một chính phủ do Taliban chi phối.

Sau khi tiến vào Kabul hôm 15/8, các thành viên Taliban chiếm giữ phủ tổng thống và tổ chức phỏng vấn ngay tại đây. Taliban lập ra hàng loạt trạm kiểm soát khắp thành phố và tịch thu vũ khí từ người dân.

Taliban đề nghị nhân viên các cơ quan chính quyền cũ tiếp tục đi làm, hứa hẹn ân xá cho những người chấp nhận buông vũ khí đầu hàng. Nhưng đến lúc này, Taliban vẫn chưa thông báo hình thức cai trị trong tương lai.

Taliban chiếm Kabul, chính phủ Afghanistan sụp đổ Lực lượng Taliban đã tiến vào Kabul hôm 15/8. Lầu Năm Góc cho biết 6.000 lính Mỹ sẽ triển khai tới sân bay để hoàn tất việc sơ tán nhân viên Mỹ.

Tổng thống Biden sẽ nghỉ hè ở đâu?

Tổng thống Mỹ Joe Biden chuẩn bị có kỳ nghỉ hè đầu tiên trong nhiệm kỳ, tuy nhiên địa điểm của chuyến đi vẫn chưa được quyết định.

Binh sĩ Taliban trả lời CNN nhưng buộc nhà báo nữ đứng sang một bên

Nhóm binh sĩ Taliban đã đuổi phóng viên quốc tế của CNN Clarissa Ward và bảo cô này đứng sang một bên, với lý do cô là phụ nữ.

Anh đạt cột mốc hơn 75% người trưởng thành tiêm vaccine Covid-19

Chiến dịch tiêm chủng tại Anh đã lập cột mốc mới khi nước này đã tiêm đủ 2 liều vaccine Pfizer hoặc AstraZeneca cho hơn 75% người trưởng thành.

Duy Anh

Bạn có thể quan tâm