Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tái xuất trào lưu phá băng thông nhà mạng

Sau một thời gian im ắng do nhà mạng liên tục tìm cách khắc phục lỗi, trào lưu phá băng thông lại tái xuất với nhiều chiêu mới.

Tái xuất trào lưu phá băng thông nhà mạng

Sau một thời gian im ắng do nhà mạng liên tục tìm cách khắc phục lỗi, trào lưu phá băng thông lại tái xuất với nhiều chiêu mới.

Mới đây, một trang web chia sẻ thủ thuật dùng trên smartphone đã cung cấp một phần mềm mới nhằm phá băng thông của Viettel. Chủ topic đã hướng dẫn cách tăng tốc độ trên nền gói Mimax và MCTĐ. Theo đó, người dùng chỉ việc tải một phần mềm kiểm tra có tên Speedtest hoặc Hack Tool Auto và thực hiện theo hướng dẫn là có thể thoải mái truy cập mạng mà không bị hạn chế dung lượng tối đa.

Sau khi thay đổi một số cài đặt trong máy, người dùng được khuyên nên chọn một trang web có tên miền Việt Nam để thử. "Nếu tốc độ tăng vọt thì coi như băng thông đã được phá thành công. Còn vẫn như cũ thì coi như không thành công, làm lại từ đầu. Lúc phá thành công rồi thì cứ yên tâm mà download chứ không bao giờ bị bóp băng thông nữa", chủ topic này chia sẻ.

 

 Trào lưu phá băng thông tái xuất từ đầu năm 2013 với các chiêu mới và được chia sẻ "bí mật" qua email nhằm qua mắt nhà mạng.

Không chỉ áp dụng với các thuê bao Viettel, không ít diễn đàn cũng chia sẻ cách hack lưu lượng từ những gói cước 3G giới hạn của các nhà mạng khác như MobiFone, VinaPhone. Video hướng dẫn cách phá băng thông cũng được chia sẻ với hàng ngàn lượt view. Mimax của Viettel, MIU của MobiFone và gói Max của VinaPhone là những gói cước bị dân mạng tập trung hack nhiều nhất thời gian qua.

Theo admin của một diễn đàn về viễn thông đình đám trên mạng, phá băng thông đã trở nên phổ biến từ năm 2012 và thành một phong trào trong giới trẻ. "Việc phá băng thông thường khiến cho tốc độ truy cập mạng, download không hạn chế với nhóm này, nhưng khiến hàng trăm thuê bao khác chịu ảnh hưởng. Nhiều người dùng tuy không có nhu cầu thực sự nhưng vẫn cứ chạy theo trào lưu cho khỏi lỗi thời", admin này tâm sự.

Mặc dù các nhà mạng đã nhanh chóng cập nhật, sửa lỗi, nhưng hàng chục phần mềm phá băng thông tương tự lại được cư dân mạng tìm ra và chia sẻ cho nhau ngày càng nhiều trên mạng. Thậm chí, thay vì nêu cách hack băng thông công khai, không ít người còn trao đổi qua email "để nhà mạng không biết mà sửa lỗi".

Đại diện MobiFone cho biết, công ty rất mong nhận được sự hợp tác của người dùng thông qua việc không áp dụng những cách phá băng thông nêu trên, thông báo với MobiFone khi phát hiện các lỗi kỹ thuật tương tự. Đội ngũ kỹ thuật của MobiFone sẽ vào cuộc nhanh nhất để sửa chữa những sai sót kể trên.

Ngoài việc sửa lỗi, mới đây, để tạo điều kiện cho khách hàng có nhu cầu sử dụng mobile internet tốc độc cao, Viettel đã cho phép khách hàng gia hạn dung lượng truy cập 3G tối đa sau khi sử dụng hết mức giới hạn. Theo đó, khách hàng chỉ mất 10.100 đồng nhắn tin đăng ký để có thêm 100MB truy cập với tốc độ cao nhất. Mỗi tháng, thuê bao trả trước được đăng ký 5 lần, còn thuê bao trả sau được gia hạn 1 lần.

Sau khi các nhà mạng lần lượt tung ra gói cước 3G không giới hạn dung lượng với mức cước phí hấp dẫn dành cho máy tính, laptop, một số người dùng đã tận dụng gói cước này để tải phim HD, tải phần mềm có dung lượng lớn, khiến băng thông bị quá tải, tốc độ truy cập giảm sút. Vì vậy, chỉ trong thời gian ngắn, các nhà mạng phải giới hạn băng thông để đảm bảo tốc độ truy cập ổn định. Cụ thể, trong một dung lượng cho phép, người dùng chỉ được sử dụng băng thông tối đa (tùy theo gói quy định cụ thể) khi vượt ngoài dung lượng đó thì sẽ bị hạn chế băng thông xuống mức thấp hơn. Qui định này rõ ràng nhằm hạn chế người dùng download các bộ phim HD, Bluray có dung lượng lên đến hàng chục GB.

Hạ Minh

Theo Infonet

Hạ Minh

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm