Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhà mạng đau đầu vì thiết bị kích sóng di động

Bán tràn làn trên thị trường, những thiết bị kích sóng di động gây ảnh hưởng tới mạng viễn thông mà khó có giải pháp khắc phục triệt để.

Nhà mạng đau đầu vì thiết bị kích sóng di động

Bán tràn làn trên thị trường, những thiết bị kích sóng di động gây ảnh hưởng tới mạng viễn thông mà khó có giải pháp khắc phục triệt để.

Theo thông tin từ các nhà mạng MobiFone, VinaPhone, Viettel, Vietnamobile, từ quý II/2012 đến nay, hiện tượng can nhiễu mạng thông tin di động liên tục xảy ra tại các khu vực ở Hà Nội như: Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Thái Hà, Thụy Khuê...  Theo đó, nhiều hộ gia đình tự ý lắp đặt thiết bị kích sóng điện (dùng cho thuê bao di động) để tăng cường chất lượng sóng, nhưng lại gây gián đoạn giữa máy di động và trạm gốc của các khu vực lân cận, gây rớt cuộc gọi tỷ lệ cao.

Khảo sát trên địa bàn Hà Nội, các thiết bị kích sóng di động được bán công khai, chủ yếu là hàng nhập từ Trung Quốc và Đài Loan. Giá của mỗi bộ kích sóng này dao động từ 8 triệu đến gần 15 triệu đồng, sử dụng cho tòa nhà, còn các thiết bị đi kèm có giá từ 800.000 đồng tới 1,6 triệu đồng lắp đặt trong phòng riêng.

Một bộ thiết bị kích sóng có giá lên tới hàng chục triệu nhưng nhiều người vẫn mua về dùng để tăng chất lượng sóng di động.

Theo chủ một cửa hàng bán thiết bị kích sóng trên đường phố Huế, khi lắp đặt, sóng di động sẽ ổn định hơn và thể giúp người dùng gọi điện ngay cả khi đang ở trong thang máy. Người mua chủ yếu là những gia đình tại khu vực nội thành, nơi có mật độ di động dày đặc, hoặc các doanh nghiệp muốn tăng chất lượng cuộc gọi trong tòa nhà riêng.

Tuy nhiên, việc sử dụng thiết bị kích sóng của hộ gia đình này có thể khiến tín hiệu di động tại các nhà lân cận bị ảnh hưởng. Theo bác Thu, một hộ dân sống tại đường Hai Bà Trưng, quận Ba Đình, Hà Nội, trước đây gia đình không dùng thiết bị kích sóng, mạng di động tuy yếu nhưng vẫn ổn định. "Nhưng khi các hộ xung quanh lần lượt lắp bộ kích sóng, mạng liên tục bị rớt, gián đoạn, một trong hai bên không thể nghe thấy liên lạc từ phía bên kia. Gọi tới nhà mạng thì được thông báo là số máy vẫn hoạt động bình thường, điện thoại vẫn trong điều kiện chạy tốt. Bất đắc dĩ gia đình cũng phải dùng thiết bị kích sóng, nếu không muốn dùng chung với nhà hàng xóm".

Trung tâm Tần số vô tuyến điện cũng cho biết, kết quả kiểm tra xác định các thiết bị có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, được giao bán trôi nổi trên thị trường, không đảm bảo các quy chuẩn về tương thích điện từ trường và gây can nhiễu cho mạng di động. Các thiết bị kích sóng thông tin di động băng GSM900 không đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật đã gây ảnh hưởng can nhiễu đến băng tần uplink của các mạng thông tin di động sử băng tần GSM900 và E-GSM900.

Theo Nghị định của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện, việc sử dụng các thiết bị này có thể bị phạt từ 20 triệu đến 30 triệu đồng nếu gây ảnh hưởng tới mạng viễn thông cố định công cộng trong nước, quốc tế, kênh phát thanh truyền hình hặc mạng do động công cộng.

Trước đó, vào ngày 8/1, phía VinaPhone cũng đã có thông báo yêu cầu người dùng phối hợp xử lý bộ kích sóng gây nhiễu mạng. Theo đó, phía nhà mạng này yêu cầu khách hàng liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng để được khắc phục sự cố, thay vì mua thiết bị không hợp quy gây can nhiễu cho các mạng di động.

hạ Minh

Theo Infonet

 

hạ Minh

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm