Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tài xế công nghệ kỳ vọng được thừa nhận và đào tạo chuyên nghiệp

Theo một kết quả khảo sát, 72% người tham gia mong muốn nghề tài xế công nhận, 23% muốn được đào tạo thêm kỹ năng để làm tốt công việc.

Thị trường xe công nghệ trong năm 2019 được dự báo đạt doanh thu 1,1 triệu USD và có khả năng đạt 4 tỷ USD vào năm 2025. Điều này đem đến nhiều cơ hội và cũng không ít thử thách.

Những khó khăn với tài xế công nghệ

Theo ước tính từ các hãng công bố, khoảng 300.000 lao động đang làm việc trong ngành này. Họ chủ yếu là lao động phổ thông, chỉ cần giấy phép lái xe là có thể trở thành tài xế công nghệ (TXCN) mà không qua trường lớp đào tạo chuyên nghiệp. Tuy nhiên, khi kinh tế dịch vụ lên ngôi, khách hàng luôn mong muốn ngành này có chuẩn như bao ngành khác.

Bên cạnh đó, TXCN cũng gặp một số trở ngại từ phía khách hàng, như thái độ chưa phù hợp, thiếu tôn trọng..., hay bản thân họ cũng tự ti về công việc của mình. Chú Tiên (TXCN ở TP.HCM) chia sẻ về một trường hợp: “Hẻm nhỏ khó vào nên tôi gọi điện nhờ khách đi ra đầu đường và tôi chờ. Ai ngờ khách nổi đóa, hết dọa báo cáo lên hãng, chấm 1 sao, lại đến mắng té tát”.

Be Group anh 1
Tài xế công nghệ gặp không ít khó khăn trong quá trình làm việc.

Thu nhập là yếu tố hấp dẫn mang người lao động đến với nghề TXCN. Song, sau một thời gian trải nghiệm, nhiều bác tài nhận thấy công việc vất vả lại không được xã hội đánh giá cao. Bên cạnh đó, nghề TXCN vẫn chưa có một văn bản luật nào bảo vệ.

Trả lời câu hỏi “Bạn muốn người khác nhìn nhận như thế nào về công việc của mình?”, một tài xế không ngần ngại bày tỏ: “Tôi muốn xe ôm công nghệ được công nhận chính thức là một nghề”. Kết quả khảo sát cho thấy có đến 33% TXCN muốn được công nhận nghề và khoảng 59,2% tài xế công nghệ muốn có chế độ bảo hiểm tốt.

Video - Tài xế công nghệ kỳ vọng được thừa nhận Các tài xế công nghệ mong muốn nghề của mình được công nhận, kèm theo các chính sách phúc lợi và bảo hiểm.

Không phủ nhận những câu chuyện “con sâu làm rầu nồi canh” về việc ứng xử thiếu tế nhị của một số tài xế với người dùng, các bác tài cũng đồng ý rằng tài xế xe công nghệ cần được đào tạo chuyên nghiệp hơn. Họ sẵn sàng tham gia các khóa đào tạo bài bản để nâng cao nghiệp vụ lái xe an toàn, kỹ năng giao tiếp tạo niềm tin với khách hàng, thậm chí không ngại học tiếng Anh để phục vụ khách nước ngoài…

Khóa đào tạo tài xế công nghệ chuyên nghiệp

Để giải quyết nguyện vọng cho cả tài lẫn khách, Be Group (đơn vị sở hữu ứng dụng gọi xe "be") đã ký thỏa thuận hợp tác với Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) với nhiều hoạt động nhằm chuẩn hóa nghề tài xế công nghệ. Trong đó, nổi bật là khóa huấn luyện “Tài xế công nghệ chuyên nghiệp” đầu tiên nằm trong khuôn khổ cuộc thi "Tay lái vàng".

Đại diện Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết hiện nay có nhiều trung tâm sát hạch, đào tạo kiến thức kỹ năng cấp chứng chỉ đào tạo lái xe (gồm tự học để lái và kinh doanh). Sự khác biệt của lái xe công nghệ là cần được đào tạo, bồi dưỡng về ứng dụng công nghệ lái xe; kiến thức kỹ năng mềm về công tác quản lý, ứng xử, giao tiếp khi làm việc.

Khóa huấn luyện “TXCN chuyên nghiệp” ra đời, do các giảng viên uy tín từ Học viện Quản lý Giáo dục, Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đứng lớp và được Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp tư vấn nội dung đào tạo. Theo đó, tài xế sẽ được học hỏi các kỹ năng: Lái xe đúng luật và an toàn, xử lý tình huống giao thông nâng cao, kỹ năng kiểm soát căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, dịch vụ khách hàng…

Be Group anh 2
Các tài xế tham dự khóa đào tạo do Be Group kết hợp tổ chức.

Các tài xế sẽ được cấp chứng nhận hoàn thành khóa huấn luyện “TXCN chuyên nghiệp” và hỗ trợ truyền đạt thông tin cho các bác tài khác, không ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ. Với chứng nhận này, họ có thể tự tin hành nghề, xóa bỏ dần rào cản tâm lý.

Trước đó, “be” cũng là ứng dụng gọi xe đầu tiên ở Việt Nam cung cấp các gói bảo hiểm và thăm khám sức khỏe định kỳ cho tài xế. Các tài xế đạt đủ điều kiện sẽ được hưởng 3 gói bảo hiểm trị giá khoảng 350 triệu đồng, gồm: Bảo hiểm tai nạn giao thông toàn diện, bảo hiểm chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm bệnh hiểm nghèo.

Với mục tiêu hướng tới công nhận tài xế công nghệ là một nghề, “be” phối hợp cùng Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) tổ chức cuộc thi “Tay lái vàng” nhằm tìm kiếm, đào tạo và tôn vinh người tài xế. Cuộc thi gồm 4 vòng: Vòng 1 - Đề pa (thi kiến thực online); vòng 2 - Tăng ga (khóa huấn luyện tài xế công nghệ chuyên nghiệp trên toàn quốc); vòng 3 - Tiến xa (50 tài xế xuất sắc thi đua bằng bình chọn từ khách hàng) và vòng 4 - Về đích (thử thách tình huống từ khách hàng bí ẩn).

Diệp Trà

Bình luận

Bạn có thể quan tâm