Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tại sao năng suất lao động Việt Nam còn thấp?

Viện trưởng Viện Năng suất Việt Nam Nguyễn Anh Tuấn cho biết, năng suất người Việt Nam còn thấp do không được phát triển những sáng kiến cải tiến, thậm chí bị vùi dập.

Sáng kiến của người lao động bị vùi dập

Tại buổi tọa đàm "Năng suất lao động - Vấn đề của doanh nghiệp hay người lao động" diễn ra ngày 14/10, ông Nguyễn Anh Tuấn – Viện trưởng Viện Năng suất Việt Nam cho biết, bản chất, người lao động cần được trang bị công cụ, trang thiết bị tiên tiến, công nghệ cao. Họ có tâm huyết nhưng không được thực hiện nghiêm túc. Thậm chí, chủ doanh nghiệp cho rằng quyết định của mình là trên hết, không tạo được động lực cho họ phát triển những sáng kiến cải tiến.

"Nếu giữ nguyên cách làm này, năng suất lao động không thể phát triển. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp, thay vì đề cao, lại vùi dập thành quả cải tiến của người lao động", ông nhấn mạnh.

Ông Tuấn chỉ ra, theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), năng suất lao động Việt Nam năm 2013 được xếp vào nhóm thấp nhất của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong khi đó, Việt Nam đang có cơ hội để tăng chỉ số này, tích luỹ đầu tư, trình độ quản lý, khoa học kinh tế phát triển.

Nhưng điều quan trọng, theo ông, cần có xúc tác, tinh thần đoàn kết. Môi trường kinh doanh của Việt Nam hiện đã có sự quyết liệt từ cấp trên, nhưng theo ông, vẫn chưa đủ. 

Ông Nguyễn Anh Tuấn – Viện trưởng Viện năng suất Việt Nam
Ông Nguyễn Anh Tuấn – Viện trưởng Viện năng suất Việt Nam nhấn mạnh Việt Nam

Còn thạc sĩ Nguyễn Quang Vinh - Giám đốc Văn phòng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững, VCCI, Tổng thư ký Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD) cho rằng, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua phát triển kinh tế nếu như nhược điểm về năng suất của chúng ta không được khắc phục. Ông nhận định, năng suất lao động thấp là nguyên nhân chính kìm hãm năng lực cạnh tranh - chìa khoá của tăng trưởng kinh tế.

Nên tăng hay giảm giờ làm thêm?

Đưa ra ý kiến cá nhân, ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hưng Yên, Tổng giám đốc Công ty may Hưng Yên cho biết, Việt Nam đang có cơ cấu lao động vàng với nguồn tài nguyên quý giá. "Tuy nhiên, nếu chúng ta không biết khai thác thì đây là điều lo ngại. Người ta sẽ ví như vàng trôn dưới đất không được khai thác. Thậm chí một lượng lớn nguồn lao động được đào tạo như hàng triệu cử nhân vẫn đang thất nghiệp", ông nhấn mạnh.

Làm CEO hơn 10 năm, ông Dương cho biết, Việt Nam hiện chỉ cho phép 200 giờ làm thêm một năm, mức thấp so với thế giới. Vì vậy, cơ chế chính sách Nhà nước cũng cần cải thiện để giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động.

Trái ngược với ý kiến trên, bên lề hội thảo, ông Đoàn Tiến Dũng, Giám đốc Công ty cổ phần may Nam Hà cho rằng, vấn đề phát triển kinh tế, năng suất lao động, lợi nhuận doanh nghiệp không thoát khỏi vấn đề xã hội. Nếu doanh nghiệp vì doanh thu, lợi nhuận, tăng thời gian làm việc, nó sẽ đẻ ra vấn đề xã hội rất nghiêm trọng.

Đại diện doanh nghiệp bất đồng quan điểm về việc giảm giờ làm thêm của công nhân. Ảnh minh họa.

Ông cho rằng, doanh nghiệp chỉ phát triển khi đặt người lao động là trung tâm. Tuy nhiên, để hoàn thành được quá trình đó, doanh nghiệp phát rất vất vả và khó khăn.

5 năm vừa qua, công ty ông phải giải quyết bài toán của năng suất lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh. Họ đã đạt tăng trưởng 20% một năm (2010-2014). Chia sẻ về thành tựu trên, ông cho biết, công ty đã phải giải quyết 3 vấn đề về thiết bị công nghệ, quản trị và nâng cao năng lực quản lý.

Công ty bắt đầu đầu tư công nghệ thiết bị chuyên dụng trong sản xuất hàng dệt may song giá sản phẩm lại gấp 10 lần loại sử dụng trước đây. Giai đoạn đầu tiên kéo dài 1 năm không phát huy được tác dụng do người lao động chưa làm quen với công nghệ, đặc biệt động lực liên quan đến vấn đề tiền lương, thưởng.

"Chúng tôi bắt buộc phải đi giải bài toán về tiền lương, thưởng. Khi giải quyết xong thì công ty mới thấy chiếc máy có kết quả thực sự. Và kết quả này là bền vững", ông Dũng chia sẻ.

Đặc biệt, ngành may chủ yếu là lao động nữ, họ có gia đình và phải giải quyết vấn đề cá nhân. Vì thế, doanh nghiệp muốn có lợi nhuận chỉ có cách tăng năng suất lao động và giảm giờ làm.

Hiện tại, công ty này có số giờ làm thêm chưa bao giờ vượt quá 50 giờ và đặc biệt không làm thêm vào chủ nhật. Thu nhập bình quân của nhân viên năm 2014 là trên 6 triệu đồng/người/tháng.

Chia sẻ về chính sách kinh tế vĩ mô, ông Dũng cho biết, doanh nghiệp chỉ có thể giải bài toán đó mà không thể thay đổi được bởi nó nằm ngoài tầm của doanh nghiệp.

Năng suất lao động cũng như tỷ số bóng đá Thái Lan, Việt Nam

Ông Vũ Quang Thọ, Viện Trưởng Viện Công nhân - Công đoàn cho rằng, năng suất lao động Việt Nam thấp là vấn đề không cần che giấu, nhất là khi so với các nước khác trong ASEAN.

Ngọc Lan

Bạn có thể quan tâm